Hợp đồng thỏa thuận là gì? Các mẫu hợp đồng mới nhất

Hợp đồng thỏa thuận được triển khai trong hầu hết mọi ngành nghề. Tuy vậy, có lẽ không nhiều người hiểu chính xác hợp đồng thỏa thuận là gì. Trong góc chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, FPT.eContact sẽ tổng hợp một vài thông tin cơ bản về loại hình hợp đồng phổ biến này.

Hợp đồng thỏa thuận là gì?

Muốn hiểu chính xác hợp đồng thỏa thuận là gì, trước tiên bạn cần nắm rõ khái niệm và đặc điểm cơ bản nhất của loại hợp đồng này.

Khái niệm

Các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa định nghĩa rõ về hợp đồng thỏa thuận. Cụm từ “thỏa thuận” ở đây có thể hiểu là sự đồng thuận, nhất trí của tất cả chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.

hop-dong-thoa-thuan-la-gi
Hợp đồng thỏa thuận là gì?

Nhưng nếu chiếu theo Điều 385 của Bộ Luật dân sự năm 2015, hợp đồng nói chung lại được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng hợp đồng thỏa thuận là loại hình hợp đồng ghi lại thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, nội dung chính của thỏa thuận đề cập đến vấn đề xác lập, điều chỉnh điều khoản, chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết.

Đặc điểm

Những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng thỏa thuận phải kể đến như:

  • Mọi điều khoản phải soạn thảo dựa trên sự thống nhất, tự nguyện của tất cả chủ thể tham gia.
  • Nội dung trong mỗi bản hợp đồng cần nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng chủ thể.
  • Hợp đồng phải đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ quy định pháp luật.
  • Mỗi hợp đồng thỏa thuận cần đề cập chi tiết quy định về xác lập, điều chỉnh thay đổi, thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt quyền lợi cùng nghĩa vụ của các bên.

Ứng dụng của hợp đồng thỏa thuận

Hợp đồng thỏa thuận đang ứng dụng trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống. Sau đây là một số ví dụ về loại hình hợp đồng này trong thực tế:

  • Hợp đồng thuê xe giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu xây dựng.
  • Hợp đồng cho thuê bất động sản (nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh, nhà ở,..).
hop-dong-thoa-thuan
Hợp đồng thỏa thuận đang ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực

Điểm khác biệt giữa hợp đồng thỏa thuận và văn bản thỏa thuận

Không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hợp đồng thỏa thuận và văn bản thỏa thuận. Nhưng nếu xem xét kỹ về bản chất, hình thức, nội dung và trình tự giao kết,… bạn có thể nhận ra những điểm khác biệt sau:

Sự khác biệt về bản chất

Về bản chất, hợp đồng thoả thuận và văn bản thỏa thuận đều phải có sự đồng thuận của tất cả chủ thể. Đây chính là căn cứ xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực thi nghĩa vụ.

bien-ban-thoa-thuan
Biên bản thỏa thuận là gì?

Tuy nhiên, ở văn bản thỏa thuận lại chỉ thể hiện nguyện vọng của một bên chủ thể. Những chủ thể còn lại sẽ đồng ý thực hiện theo nguyện vọng của chủ thể đó. Lúc này, văn bản thỏa thuận giống một văn bản xác nhận hơn là hợp đồng.

Sự khác biệt về hình thức

Hiện nay, hợp đồng thỏa thuận thường được thể hiện theo hình thức văn bản giấy, lời nói hoặc thông điệp dữ liệu (ví dụ: hợp đồng điện tử).

Thế nhưng với văn bản thỏa thuận, hình thức thể hiện bắt buộc phải ở dạng văn bản kèm chữ viết chứ không thể tồn tại theo dạng lời nói. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận không nhất thiết phải có chứng thực.

Sự khác biệt về nội dung

Toàn bộ nội dung trong hợp đồng thỏa thuận cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Trong đó, thông tin về chủ thể tham gia giao kết, đối tượng của hợp đồng, thời gian và địa điểm ký kết, hình thức hợp đồng, quy định quyền lợi và trách nhiệm,… phải được đề cập rõ trong mỗi văn bản hợp đồng.

Trong khi đó, văn bản thỏa thuận lại không quy định quá khắt khe về nội dung. Các chủ thể tham gia có thể tự thỏa thuận với nhau.

Sự khác biệt về trình tự giao kết

  • Trình tự giao kết hợp đồng thỏa thuận: 1.Đề nghị xác lập hợp đồng => 2.Điều chỉnh thay đổi hoặc từ chối đề nghị giao kết => 3.Các bên chấp nhận yêu cầu xác lập hợp đồng.
  • Trình tự xác lập văn bản thỏa thuận: 1. Các bên thỏa thuận, đi đến quyết định xác lập văn bản thỏa thuận => 2. Thỏa thuận chính thức có hiệu lực, từng bên tham gia thỏa thuận phải có trách nhiệm thực thi.

Mẫu hợp đồng thỏa thuận

Từ phần phân tích định nghĩa hợp đồng thỏa thuận là gì, bạn chắc hẳn biết rằng loại hình hợp đồng này rất phổ biến ở mọi ngành nghề. Trong phần sau đây, FPT.eContact đã tổng hợp 3 mẫu hợp đồng thỏa thuận phổ biến nhất, kèm link download.

Giờ đây với sự hỗ trợ của giải pháp hợp đồng điện tử, bạn có thể khởi tạo, ký kết hợp đồng thỏa thuận một cách đơn giản, nhanh chóng. FPT.eContact tự hào là giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu tại Việt Nam phát triển bởi tập đoàn FPT.

hop-dong-thoa-thuan
FPT.eContact – giải pháp tối ưu cho mọi doanh nghiệp

Hợp đồng điện tử FPT.eContract có giá trị pháp lý như hơp đồng giấy, đáp ứng đầy đủ Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số​. FPT.eContract đã được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Giải thưởng Made in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021).

Phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite được ra mắt vào tháng 5/2023. Song song với đó, FPT vẫn duy trì các phiên bản PRO trả phí với đầy đủ tính năng. Nếu có nhu cầu ứng dụng, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và demo miễn phí.

[Tải miễn phí] Tổng hợp các mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng phải được trình bày theo đúng thể thức quy định, đầy đủ phần nội dung cần thiết. Trong bài viết sau đây, FPT.eContract sẽ tổng hợp đến bạn một số mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng kèm link download mới nhất.

Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là gì?

Nghiệm thu đơn giản là bước thẩm định, nhận bàn giao, kiểm tra lại toàn bộ dự án và các khâu chuẩn bị trước khi dự án đi vào vận hành.

mau-bien-ban-thanh-ly-hop-dong
Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Còn thanh lý hợp đồng là biên bản xác nhận tất cả chủ thể tham gia đã hoàn tất nghĩa vụ, hưởng đầy đủ quyền lợi theo điều khoản trong hợp đồng. Khi cần chấm dứt hợp đồng, các bên liên quan cần làm biên bản thanh lý rõ ràng.

Như vậy, biên bản thanh lý hợp đồng chính là dạng văn bản xác nhận quá trình nghiệm thu, thanh lý, chấm dứt thỏa thuận giao kết giữa tất cả chủ thể của hợp đồng.

Nội dung cơ bản trong biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Trong mỗi biên thanh lý hợp đồng cần có đầy đủ nội dung về chủ thể tham gia, nội dung bàn giao, giá trị hợp đồng, cam kết của từng bên.

Thông tin các bên liên quan

mau-bien-ban-nghiem-thu-va-thanh-ly-hop-dong
Thông tin của tất cả bên liên quan phải có trong biên bản thanh lý hợp đồng

Khi soạn thảo biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, bạn cần ghi đầy đủ thông tin của từng chủ thể liên quan, bao gồm họ tên, chức vụ, thông tin liên hệ,… Phần nội dung này phải khớp với hợp đồng cần thanh lý.

Nội dung bàn giao

Trong phần nội dung bàn giao, bạn phải ghi cụ thể số lượng, chất lượng, chi tiết tiến độ công việc mà từng bên đã hoàn thành,… Nếu không có tranh chấp, phá vỡ hợp đồng, việc nghiệm thu hay thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên tham gia giao kết thực thi đúng nghĩa vụ, tiến độ cam kết trong hợp đồng.

Giá trị thanh toán hợp đồng

Với hợp đồng giao dịch thương mại, trong biên bản thanh lý cần ghi rõ giá trị hợp đồng mà từng bên đã thống nhất khi ký kết.

mau-bien-ban-thanh-ly-hop-dong-truoc-thoi-han
Trong biên bản thanh lý hợp đồng giao dịch thương mại cần ghi rõ giá trị hợp đồng

Bên cạnh đó là nội dung liên quan đến số tiền thanh toán khi tất cả bên tham gia giao kết hoàn thành nghĩa vụ. Lưu ý, số tiền trả phải ghi bằng số và bằng chữ.

Cam kết của các bên

Trong biên bản nghiệm thu và thanh lý, bạn cần ghi rõ cam kết của tất cả chủ thể tham gia giao kết, cũng như công việc đã hoặc chưa hoàn thành (nếu có). Song song với đó là trách nhiệm của từng bên (bảo hành, đền bù thiệt hại, bồi hoàn theo cam kết,..).

Một số thông tin khác

Ngoài 4 phần thông tin chính kể trên, trong mỗi biên thanh lý hợp đồng cần có thêm một vài thông tin khác. Bao gồm:

  • Thời gian và địa điểm thực hiện thanh lý, nghiệm thu hợp đồng.
  • Cam kết và chữ ký của từng bên.
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản (viết in hoa toàn bộ).

Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mới nhất

Sau đây, FPT.eContract sẽ gửi đến bạn một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng hay phải sử dụng trong thực tế.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chung nhất

Với biên bản thanh lý hợp đồng này, bạn có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. Nội dung trong biên bản gồm đầy đủ các phần cơ bản, dễ dàng điều chỉnh trong từng trường hợp áp dụng cụ thể.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chung nhất kèm download

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

Sau đây là mẫu biên bản bàn giao và thanh lý hợp đồng dịch vụ bạn có thể tham khảo.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ kèm link download

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Nếu mua bán loại hình hàng hóa đặc thù, giao dịch với khối lượng lớn, tốt nhất bạn nên làm hợp đồng rõ ràng. Sau khi hoàn tất mua bán, cần chấm dứt hợp đồng, bạn hãy tham khảo và áp dụng mẫu biên bản thanh lý sau đây.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa kèm link download

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng gần tương tự như những dạng biên bản thanh lý hợp đồng khác. Tuy nhiên, phần thông tin trong biên bản này chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xây dựng, chủ thể tham gia là cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng kèm link download

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

Sau đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà trình bày theo đúng thể thức quy định.

Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà kèm link download

Trường hợp cần thanh lý hợp đồng trước thời hạn, bạn hãy tham khảo một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Bên cạnh phần thông tin cơ bản theo thể thức biên bản thanh lý hợp đồng thông thường, trong biên bản này cần nêu rõ lý do tại sao một hoặc tất cả bên tham gia cần thanh lý hợp đồng trước thời hạn.

Hiện nay, việc ứng dụng Hợp đồng điện tử để ký kết Hợp đồng và biên bản nghiệm thu đang ngày càng trở nên phổ biến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% thời gian và 70% chi phí, xây dựng mô hình văn phòng không giấy tờ. FPT tự hào là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Công thương cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Hiện nay, FPT.eContract đang được hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam ứng dụng. Nổi bật trong số này phải kể đến những tên tuổi lớn như công ty sữa Việt Nam Vinamilk, hãng hàng không Vietjet Air, ngân hàng quốc tế VIB, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam,.. Nếu có nhu cầu áp dụng phần mềm FPT.eContract, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, cân nhắc và lựa chọn gói phù hợp nhất.

mau-bien-ban-thanh-ly-hop-dong
Danh sách khách hàng tiêu biểu của FPT.eContract

Trong tháng 5/2023, FPT sẽ cho ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

>>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Tìm hiểu quy định về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đôi khi có thể xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho một hoặc hai bên vi phạm hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định rõ các điều khoản bất khả kháng thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Vậy điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng là gì? Được quy định như thế nào? Cùng FPT.eContract làm rõ ngay sau đây.

Điều khoản bất khả kháng là gì?

Để hiểu điều khoản bất khả kháng là gì trước tiên cần hiểu rõ khái niệm sự kiện bất khả kháng. Bộ Luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về sự kiện bất khả kháng trong Khoản 1 Điều 156 như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

dieu-khoan-bat-kha-khang-trong-hop-dong
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan không thể lường trước được

Khi ký kết hợp đồng, các bên chủ thể đã thống nhất rõ nghĩa vụ, quyền lợi mỗi bên. Tuy nhiên khi thực hiện có thể xảy ra sự kiện bất khả kháng một cách khách quan, bất ngờ mà các chủ thể không lường trước được. Hậu quả của sự kiện không thể khắc phục dù áp dụng mọi biện pháp. Không chỉ người vi phạm hợp đồng mà bất cứ người nào khác trong trong hoàn cảnh đó đều không thể khắc phục được.

Như vậy, điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hợp đồng khi một bên vi phạm do xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định. Điều khoản cũng quy định trách nhiệm thông báo của bên vi phạm hợp đồng đến bên kia để đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng và được miễn trách nhiệm hợp đồng?

Các trường hợp dưới đây được pháp luật quy định là trường hợp bất khả kháng và bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.

Sự kiện xảy ra một cách khách quan

Đây là sự kiện bất khả kháng xảy ra không theo ý chí chủ quan của các bên. Bên vi phạm hợp đồng không cố ý để xảy ra sự kiện này. Như vậy bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trừ trách nhiệm.

Sự kiện xảy ra không thể lường trước được

Hiểu một cách đơn giản thì đây là sự kiện xảy ra nằm ngoài dự đoán của các chủ thể ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Sự kiện này có tính bất thường và không ai có thể lường trước được chúng sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Trường hợp này bên vi phạm hợp đồng cũng được miễn trách nhiệm hợp đồng

Sự kiện xảy ra không thể thay đổi được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết

Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định rõ sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra và để lại hậu quả mà bên vi phạm mặc dù đã cố gắng hết khả năng và áp dụng mọi biện pháp cần thiết vẫn không khắc phục được.

dieu-khoan-bat-kha-khang
Sự kiện bất khả kháng xảy ra không thể khắc phục được

Sự kiện xảy ra là nguyên nhân trực tiếp khiến bên ảnh hưởng vi phạm hợp đồng

Đây là sự kiện tác động trực tiếp và là nguyên nhân ngăn cản bên vi phạm hợp đồng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bất khả kháng này, bên vi phạm cũng được miễn trừ trách nhiệm.

Một số sự kiện bất khả kháng thường được soạn thảo trong hợp đồng

Khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần có sự thỏa thuận chi tiết về các sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ của mỗi bên khi xảy ra các sự kiện này. Một số sự kiện bất khả kháng, các bên cần chú ý như:

  • Các sự kiện do thiên nhiên gây nên như: động đất, sóng thần, bão lụt, cháy rừng,…
  • Các sự kiện mang tính chất xã hội như: Chiến tranh, cấm vận, đảo chính, sự thay đổi về chính sách của nhà nước.
  • Các sự kiện xảy ra do nguyên nhân khác mà bên các bên tự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng như: mất điện, lỗi mạng,…

Hệ quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng dù không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ hợp đồng.

Ngoài ra, nếu hợp đồng bị chậm trễ thì bên vi phạm cũng được kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên bên vi phạm hợp đồng cần có thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về trường hợp bất khả kháng.

dieu-khoan-bat-kha-khang-trong-hop-dong
Bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Các phương pháp cơ bản để thiết lập điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng, các bên có thể thiết lập điều khoản theo các phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp định nghĩa: Đây là cách giúp các chủ thể đưa ra định nghĩa về sự kiện bất kháng một cách toàn diện, khái quát. Từ đó không bỏ sót sự kiện nào mang tính trừu tượng hoặc dễ phát sinh tranh chấp.
  • Phương pháp liệt kê: Các bên sẽ thỏa thuận và liệt kê tất cả các sự kiện bất khả kháng cho phép bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm.
  • Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này vừa định nghĩa vừa liệt kê các sự kiện được coi là bất khả kháng. Đây là phương pháp toàn diện được áp dụng phổ biến trong các hợp đồng.

Kết giao hợp đồng điện tử để hạn chế tranh chấp khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Ký kết hợp đồng bằng phương thức truyền thống như trên giấy tờ chứa nhiều yếu tố rủi ro khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hợp đồng bằng giấy có thể bị cháy, thất lạc, mối mọt,… Bởi vậy, kết giao hợp đồng điện tử với những ưu điểm nổi bật như linh hoạt, tiện lợi, tiết kiệm, đảm bảo an toàn dữ liệu….đang trở thành giải pháp hàng đầu để xây dựng doanh nghiệp số trong thời đại 4.0.

dieu-khoan-bat-kha-khang
Ký hợp đồng điện tử được nhiều đơn vị lựa chọn

Hợp đồng điện tử với các điều khoản bất khả kháng được quy định đầy đủ, chi tiết, lưu trữ an toàn, dễ dàng truy cập là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp khi cần thiết. FPT.eContract là đơn vị cung cấp giải pháp hợp đồng điện đầu tiên và dẫn đầu thị trường. Từ tháng 5/2023, các doanh nghiệp có thể trải nghiệm FPT.eContract Lite với phí 0đ, không giới hạn số lượng và thời gian. Hoặc có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT để lựa chọn gói ký kết hợp đồng phù hợp.

Hợp đồng ủy thác là gì? Nội dung cơ bản trong hợp đồng

Hợp đồng ủy thác được ứng dụng phổ biến trong giao dịch thương mại. Đặc biệt với cá nhân, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thực hiện giao dịch phức tạp như xuất hoặc nhập hàng hóa xuyên quốc gia, hợp đồng giao kết ủy thác chính là lựa chọn tối ưu. Vậy hợp đồng ủy thác là gì, cần lưu ý những nội dung gì khi ký hợp đồng này

Hợp đồng ủy thác là gì?

Hợp đồng ủy thác đã được đề cập chi tiết trong Mục 3 Chương 5 của Luật Thương mại ban hành năm 2005. Cụ thể, “Hợp đồng ủy thác là hợp đồng mà trong đó, một người gọi là người được ủy thác tiếp nhận một ủy nhiệm của một người khác người định ủy thác. Người này yêu cầu người được ủy thác thực hiện giao dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính mình.”

hop-dong-uy-thac
Hợp đồng ủy thác được ứng dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại

Người được ủy thác trong giao kết hợp đồng tương tự như bên môi giới, đại diện cho chủ thể đã ủy thác. Người được ủy thác cần có tư cách thương nhân (doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, cá nhân kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh).

Nhiệm vụ chính của người được ủy thác là đứng ra giao dịch (mua bán hàng hóa, đầu tư) thay cho chủ thể uỷ thác (người uỷ thác). Người được ủy thác có thể trực tiếp ký tên vào hợp đồng mua bán theo yêu cầu của người ủy thác.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Nội dung trong hợp đồng giao kết ủy thác phải đầy đủ một số phần quan trọng dưới đây:

  • Thông tin của người được ủy thác và người ủy thác: Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng bên. Trong đó, người được ủy thác phải có tư cách thương nhân (là tổ chức doanh nghiệp hoạt động hợp pháp hoặc cá nhân được cấp phép kinh doanh theo quy định pháp luật).
  • Chi tiết nội dung ủy thác: Người được ủy thác cần đứng ra mua hay bán loại hình hàng hóa nào, số lượng, đơn giá cụ thể,..
  • Mức thù lao cho người được ủy thác: Đề cập chi tiết mức thù lao, cách thức và thời điểm thanh toán, mức phạt nếu thanh toán chậm, loại tiền tệ thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của người nhận ủy thác: Người được ủy thác không phải chịu trách nhiệm pháp luật trong trường hợp người ủy thác vi phạm. Người được ủy thác có quyền nhận mức thù lao xứng đáng, nhận thanh toán thù lao theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. Song song với đó, người được ủy thác phải có trách nhiệm đại diện thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ cho người ủy thác. Trường hợp cố ý làm sai cam kết hợp đồng, cố tình thực hiện giao dịch phạm pháp, người được ủy thác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Quyền và nghĩa vụ của người ủy thác: Người ủy thác cần cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động mua bán cho người được ủy thác. Trong tài liệu này cần đề cập rõ mức thù lao, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm và quyền lợi của người được ủy thác. Cùng với đó là thông tin hàng hóa, dịch vụ mà người được ủy thác cần đứng ra giao dịch.
hop-dong-uy-thac-la-gi
Nội dung trong hợp đồng cần nêu chi tiết các điều khoản, thông tin từng bên tham gia

Yếu tố đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng

Hợp đồng ủy thác hay hợp đồng ủy thác đầu tư chỉ có giá trị pháp lý nếu đảm bảo điều kiện về chủ thể tham gia, giao kết theo đúng luật.

Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia chính vào hợp đồng ủy thác là bên được ủy thác và bên ủy thác.

  • Bên được ủy thác: Có khả năng thực hiện hành vi dân sự (nếu là cá nhân), phải có tư cách thương nhân. Theo Luật Thương mại, thương nhân có thể là tổ chức doanh nghiệp hoạt động hợp tác hoặc cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Bên ủy thác: Pháp nhân (tổ chức doanh nghiệp, tổ chức cơ quan nhà nước), cá nhân có khả năng thực hiện hành vi dân sự. Bên bên ủy thác có thể có tư cách thương nhân hoặc không (không bắt buộc bên ủy thác phải là thương nhân).
uy-thac-mua-ban-hang-hoa
Người được ủy thác phải có tư cách thương nhân

Giao kết đúng luật

Tất cả chủ thể của hợp đồng ủy thác phải giao kết dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, không gian dối. Mỗi bên tham gia cần hiểu rõ mọi điều khoản trong hợp đồng và đồng ý với tất cả điều khoản trước khi chính thức ký kết. Nếu một trong hai bên bị đe dọa, ép buộc, bị lừa dối về các điều khoản thì giao kết hợp đồng này không còn đúng luật.

hop-dong-uy-thac
Giao kết hợp đồng cần phải đúng luật

Đối với chủ thể tham gia chưa đủ 15 tuổi, giao kết hợp đồng cần được sự đồng ý và giám sát của người đại diện pháp luật. Trong trường hợp này, hợp đồng đã có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Như vậy, giao kết chỉ thực sự hợp pháp nếu có sự đồng thuận của bên thứ ba (đại diện pháp luật của bên ủy thác).

Mục đích, nội dung

Mục đích và nội dung thể hiện trong hợp đồng cần đảm bảo không vi phạm luật pháp, không trái quy chuẩn đạo đức xã hội. Chẳng hạn với hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa thì hàng hóa không được nằm trong danh mục cấm.

Nội dung hợp đồng cần thể hiện chi tiết, điều khoản đúng luật theo từng ngành nghề được pháp luật quy định. Giao kết hợp đồng cần tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau của tất cả chủ thể.

Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mới nhất

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán, bạn nên dựa vào một số mẫu  hợp đồng có sẵn. Sau đó tiến hành điều chỉnh thông tin phù hợp với mục đích giao dịch. Dưới đây là một mẫu hợp đồng giao kết ủy thác mua bán hàng hóa mà bạn có thể tham khảo.

Tải xuống mẫu hợp đồng ủy thác giao dịch mua bán

Kết luận

FPT.eContract vừa chia sẻ một vài thông tin cơ bản về hợp đồng ủy thác. Loại hình hợp đồng này luôn có sự tham gia của bên được ủy thác và bên nhận ủy thác, chủ yếu áp dụng trong giao dịch thương mại.

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong hỗ trợ giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng, với các tiêu chuẩn bảo mật khắt khe, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý theo pháp luật Việt Nam. Thông qua sự hỗ trợ của FPT.eContract, quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên.

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang nhận được sự tin tưởng của các doanh nghiệp lớn như hãng hàng không Vietjet Air, công ty sữa Việt Nam Vinamilk, ngân hàng số Timo,… Nếu có nhu cầu áp dụng, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Để biết thêm chi tiết về giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

>>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì và thủ tục đáo hạn bảo hiểm

Trong hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) thường có ghi thời gian đáo hạn. Thời gian này được thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua. Vậy ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Thủ tục đáo hạn bảo hiểm như thế nào và cách tính tiền đáo hạn HĐBH ra sao? Tất cả câu hỏi này sẽ được FPT.eContract giải đáp sau đây.

Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?

Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 không đưa ra khái niệm đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản: ngày cuối cùng của thời hạn HĐBH được tính là ngày đáo hạn hợp đồng. Thời gian đáo hạn HĐBH lâu hay nhanh phụ thuộc vào từng gói bảo hiểm, có thể là 10, 20 năm hoặc trọn đời.

Sau ngày đáo hạn, bên mua sẽ ngừng việc đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng không còn hiệu lực bảo vệ người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt mọi quyền lợi bảo vệ của bên mua, đồng thời hoàn trả tất cả tiền gốc cho bên mua.

Thông thường trước ngày đáo hạn hợp đồng, đơn vị bảo hiểm sẽ có thông báo cho bên mua về ngày đáo hạn. Đồng thời, thông báo về việc gia hạn HĐBH mới. Người tham gia bảo hiểm có thể chấm dứt hợp đồng để thu hồi lại tiền đóng bảo hiểm, hoặc có thể tiếp tục làm hợp đồng mới. Nếu bên mua không yêu cầu rút lại tiền thì hợp đồng sẽ tự động gia hạn và phát huy hiệu lực theo điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.

ngay-dao-han-hop-dong-la-gi
Ngày đáo hạn HĐBH  sẽ được báo trước cho người mua.

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?

Như vậy bạn đã biết ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Vậy thời hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?

Thời hạn HĐBH chính là khoảng thời gian HĐBH có hiệu lực. Thông thường, một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn từ một năm đến nhiều năm, tùy từng gói hợp đồng mà doanh nghiệp cung cấp.

Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, bên mua cần đóng phí bảo hiểm định kỳ hoặc đóng 1 lần theo thỏa thuận. Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên mua khoản tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Chính vì thế, người tham gia bảo hiểm cần nắm kỹ thời hạn và ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì, khả năng tài chính có phù hợp để duy trì trong suốt thời hạn hợp đồng hay không. Đồng thời phải nắm kỹ các điều khoản cũng như độ tin cậy của HĐBH.

thoi-han-hop-dong-bao-hiem-la-gi
Thời hạn HĐBH phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người mua

Thủ tục đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Đến ngày đáo hạn HĐBH, người được bảo hiểm có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm để được chi trả quyền lợi. Ngoài ra, người được bảo hiểm cần chuẩn bị một số giấy tờ, đồng thời phải nắm được các quy trình làm thủ tục đáo hạn.

Chuẩn bị giấy tờ

Các chuẩn giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đáo hạn HĐBH bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân hoặc CCCD.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Một số giấy tờ khác liên quan: Giấy ủy quyền nếu người được hưởng bảo hiểm không trực tiếp đến làm thủ tục đáo hạn,…

Quy trình thực hiện đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Quy trình làm đáo hạn HĐBH sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra thời hạn và ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Nếu đã đến ngày cuối cùng của thời hạn, người tham gia bảo hiểm có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm để yêu cầu thanh toán HĐBH.
  • Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác thông tin vào giấy yêu cầu đáo hạn HĐBH.
  • Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành tất toán HĐBH cho bên mua.
  • Bước 4: Doanh nghiệp chi trả đầy đủ các quyền lợi đáo hạn cho bên mua.
dao-han-hop-dong-bao-hiem-la-gi
Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi làm thủ tục đáo hạn HĐBH

Cách tính tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Số tiền người tham gia bảo hiểm nhận được khi hết hạn HĐBH nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố và dựa trên quy định của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều tính tiền đáo hạn theo giá trị tại thời điểm ký hợp đồng, đảm bảo sự cân bằng trách nhiệm giữa người mua bảo hiểm và đơn vị kinh doanh bảo hiểm.

Khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, khách hàng sẽ được nhân viên hướng dẫn cụ thể cách tính tiền khi đáo hạn HĐBH căn cứ vào bảng minh họa. Khách hàng tạm tính được số tiền sẽ nhận được khi thời hạn hợp đồng chấm dứt. Tùy theo gói bảo hiểm, số tiền khách hàng nhận được sẽ khác nhau. Số tiền này gọi là giá trị hoàn lại và được tính theo công thức sau:

Giá trị hoàn lại = (Số tiền bảo hiểm từ quyền lợi đảm bảo + Bảo tức tích lũy + Lãi chia cuối hợp đồng + Lãi tích lũy) – Các khoản nợ (nếu có)

Trường hợp bên tham gia bảo hiểm hủy hợp đồng trước hạn thì số tiền nhận được sẽ phải trừ đi chi phí hủy HĐ trước hạn.

ngay-dao-han-hop-dong-bao-hiem-la-gi
Nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng về cách tính tiền đáo hạn HĐBH

Một số hình thức thanh toán tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng nhiều hình thức thanh toán tiền đáo hạn HĐBH, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Một số hình thức thanh toán phổ biến bao gồm:

  • Nhận tiền qua tài khoản ngân hàng.
  • Nhận tiền ở bưu điện.
  • Nhận tiền trực tiếp tại văn phòng của doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Chuyển tiền sang làm HĐBH mới.

Khi đến nhận tiền thanh toán đáo hạn, khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân. Thời gian nhận tiền là 2 ngày. Khi nhận tiền, khách hàng cần ký xác nhận vào phiếu thanh toán.

Lời kết

Đến đây chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang ký kết hợp đồng điện tử. Vì thế việc kiểm tra thông tin về thời hạn và ngày đáo hạn HĐBH cũng nhanh chóng, tiện lợi và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. FPT.eContract chính là giải pháp hàng đầu tại Việt Nam giúp doanh nghiệp triển khai hợp đồng bảo hiểm điện tử. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, Quý khách có thể liên hệ với FPT.eContract để được tư vấn và báo giá hợp đồng điện tử.

Chữ ký số công cộng là gì? Quy trình đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số

Chữ ký số công cộng ngày càng được ứng dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức doanh nghiệp. Với loại hình chữ ký này, bạn có thể đăng ký giấy phép kinh doanh từ xa và ký kết nhanh chóng các loại văn bản điện tử.

Chữ ký số công cộng là gì?

Trong Khoản 3, Điều 3 của NĐ số 26/2007/NĐ-CP đã định nghĩa chi tiết về chữ ký số công cộng. Trong đó:

“Chữ ký số công cộng là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao tạo ra.”. 

Như vậy, chữ ký số công cộng có thể hiểu là loại hình chữ ký được đăng ký bởi thuê bao sử dụng chứng thư điện tử. Loại chữ ký này làm nhiệm vụ xác nhận giao dịch, văn bản điện tử. Mặt khác, chữ ký số công cộng sử dụng tại doanh nghiệp cũng tương tự như con dấu xác thực.

chu-ky-so-cong-cong
Chữ ký số công cộng đăng ký bởi thuê bao sử dụng chứng thư số

Xét về mặt pháp lý, chữ ký đăng ký bởi thuê bao sử dụng chứng thư điện tử có giá trị như chữ viết tay. Cơ quan thẩm quyền có thể dựa vào đặc điểm này để xác định tính hợp lệ của các văn bản số như hợp đồng điện tử

Chữ ký số công cộng được chứa trong thiết bị gọi là USB Token. USB Token sẽ bao gồm khoá công khai và khóa bí mật. Thiết bị này được sử dụng nhằm bảo mật khoá bí mật và chứa thông tin khách hàng. Trong đó, khoá bí mật là khoá dùng để tạo chữ ký số và khoá công khai dùng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng chữ ký số công cộng?

Trước xu hướng số hóa thủ tục hành chính, doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh yếu tố tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chữ ký số còn hỗ trợ tốt quá trình bảo mật dữ liệu.

  • Hỗ trợ hoạt động kê khai thuế trực tuyến: Phần lớn hoạt động kê khai, nộp thuế tại nước ta hiện nay đều có thể thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên nếu muốn thực hiện các giao dịch này, doanh nghiệp cần dùng đến chữ ký số đã đăng ký với cơ quan thuế. Thông qua chữ ký số, mọi giao dịch liên quan đến thuế đều trở nên đơn giản hơn.
  • Đơn giản hóa quá trình ký kết hợp đồng: Khi ký kết hợp đồng điện tử, tất cả chủ thể tham gia cần xác nhận thỏa thuận bằng chữ ký số. Doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số có thể ký kết số lượng lớn hợp đồng, vừa tiết kiệm chi phí vừa rút ngắn thời gian ký kết.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Doanh nghiệp sẽ không cần đầu tư lớn cho đội ngũ nhân sự khi ứng dụng chữ ký số công cộng vào quy trình ký kết hợp đồng, giao dịch liên quan đến thuế. Chi phí in ấn, thời gian triển khai cũng giảm đáng kể.
  • Đảm bảo tính pháp lý: Chữ ký số công cộng có giá trị tương tự như chữ viết tay, con dấu đại diện cho doanh nghiệp. Văn bản điện tử ký kết bằng loại hình chữ ký này đảm bảo giá trị pháp lý, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho các bên.

Đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế

chu-ky-so-cong-cong-la-gi
Ứng dụng chữ ký số giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình ký kết hợp đồng

Quy trình đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số công cộng

Theo quy định tại Điều 44 của NĐ số 01/2021, tổ chức doanh nghiệp có thể đăng ký giấy phép kinh doanh bằng chữ ký số công cộng. Sau đây là phần khái quát 3 bước thực hiện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Phía doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bắt đầu kê khai thông tin theo quy định, tải văn bản điện tử cần thiết và ký vào hồ sơ đăng ký bằng chữ ký số. Quá trình ký kết này được thực hiện tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho một cá nhân đại diện làm thủ tục thì trong bộ hồ sơ phải bổ sung giấy xác nhận ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh 

chu-ky-so-cong-cong
Trang chủ của Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể nộp tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp, đường link truy cập là https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. 

Kể từ thời điểm người đại diện hoặc nhận ủy quyền của doanh nghiệp ký kết bằng chữ ký số, hồ sơ sẽ được hệ thống tiếp nhận. Doanh nghiệp khi đó cũng nhận về một biên lai xác nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ, không cần bổ sung, hồ sơ tiếp tục được gửi đến cơ quan thuế. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận mã số thuế cấp bởi cơ quan thuế.

Thời điểm nhận mã số thuế chính là lúc doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh từ phòng đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không đầy đủ, doanh nghiệp cần bổ sung theo yêu cầu.

Lời kết

Hy vọng bài viết của FPT.eContract đã giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về chữ ký số công cộng. Giải pháp này hỗ trợ đắc lực quá trình số hóa quy trình ký kết văn bản số tại các doanh nghiệp.

Nếu cần tìm hiểu thêm về giải pháp hợp đồng điện tử và chữ ký số của FPT, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế

Để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và cá nhân có nghĩa vụ thuế, phía cơ quan thuế tại Việt Nam đã hỗ trợ hình thức kê khai, nộp thuế từ xa. Tuy nhiên nếu muốn thực hiện những giao dịch này, bạn cần dùng đến chữ ký số. Bài viết sau đây, FPT.eContract sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế.

Vì sao cần đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế?

Hiện nay, cả khách hàng cá nhân và tổ chức doanh nghiệp đều được hỗ trợ kê khai, nộp thuế online. Trong quá trình thực hiện giao dịch liên quan đến thuế, tại website chính thức của cơ quan thuế, bạn đều phải sử dụng chữ ký số.

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue
Doanh nghiệp nên đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế

Chữ ký số đăng ký tại đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chữ ký số, chứng thư tại Việt Nam có đầy đủ giá trị pháp lý. Muốn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế.

Như vậy, phía doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ thuế bất kỳ khi nào, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Quy trình đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế

Nếu cần đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế, bạn có thể lựa chọn đăng ký qua mạng hoặc đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế.

Đăng ký qua mạng

Bước 1: Doanh nghiệp cắm USB Token vào máy tính. Sau đó truy cập website chính thức của cơ quan thuế (Thuế Điện Tử) https://thuedientu.gdt.gov.vn.

Bước 2: Tại giao diện làm việc của trang Thuế Điện Tử, bạn chọn vào mục “Doanh nghiệp” phía bên tay phải.

Bước 3: Chọn “Đăng nhập” ở góc phải màn hình để đăng bằng tài khoản doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp bạn có mã số thuế là: 0123456789 thì tên đăng nhập cũng chính là mã số thuế này.

Bước 4: Một cửa sổ “Nhập thông tin” bắt đầu hiển thị trên màn hình. Lúc này, bạn nhập chính xác mã số thuế và bấm “Tiếp tục”.

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue
dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue
Đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp và ấn Tiếp tục

Bước 5: Sau khi Đăng nhập thành công, chọn Quản lý Tài khoản (1), tiếp tục chọn Thay đổi thông tin dịch vụ (2).

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue

Bước 6: Tại mục Dịch vụ – Khai thuế điện tử, bấm Thay đổi thông tin dịch vụ (3).

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue

Bước 7: Màn hình hiển thị bước Nhập thông tin, bấm Thay đổi CKS (4) để cập nhật thông tin CTS mới, sau đó bấm Tiếp tục (5).

Lưu ý: Trường hợp CKS của Bạn có nhiều dòng hạn dùng tương ứng với các thông tin CTS khác nhau, hệ thống sẽ hiển thị Cửa sổ Lựa chọn CKS, Bạn chọn Tên chủ thể CTS có thời hạn (Ngày hết hạn) xa nhất của CKS.

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue

Bước 8: Hệ thống hiển thị bước Xác thực, Bạn kiểm tra các thông tin trên tờ khai “Đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử”, nếu tất cả đều đã chính xác, Bạn bấm Ký và gửi (6).

dang-ky-chu-ky-so-voi-co-quan-thue

Bước 9: Màn hình hiển thị yêu cầu nhập mã PIN, bạn nhập mã và ấn tiếp tục. Thông báo “Ký điện tử thành công” hiển thị, bấm OK (9) để hoàn thành.

Bước 10: Quay lại mục Thay đổi thông tin dịch vụ, làm lại các bước từ 7 đến 9 với mục Dịch vụ – Nộp thuế điện tử

Đăng ký trực tiếp

Ngoài đăng ký qua mạng, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký trực tiếp chữ ký số tại cơ quan thuế địa phương. Tuy nhiên trước đó, bạn cần đăng ký chữ ký số tại đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thư số tại Việt Nam, ví dụ như FPT.

Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm một số giấy tờ cơ bản sau:

  • Bản photo giấy phép kinh doanh kèm công chứng.
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký thuế kèm công chứng.
  • Bản photo CMND / CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ đã chuẩn bị xong, bạn cần nộp hồ sơ cho đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thư số. Sau khi tạo thành công chữ ký số, bạn tiếp tục tìm đến cơ quan thuế tại địa phương để đăng ký chữ ký số, sử dụng cho những giao dịch sau này.

Lời kết

Cá nhân và doanh nghiệp hiện nay đã có thể kê khai và nộp thuế online bằng chữ ký số vô cùng dễ dàng. Cùng với hợp đồng điện tử, chữ ký số đang thúc đẩy số hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và doanh nghiệp.

Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về phần mềm hợp đồng điện tử và chữ ký số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Cập nhật cách thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử

Đôi khi doanh nghiệp sẽ cần thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử của Tổng Cục Thuế. Hiện nay, cả trang Thuế Điện Tử và trang Nộp Thuế Việt Nam đều hỗ trợ khách hàng điều chỉnh thông tin liên quan đến chứng thư điện tử, chữ ký số từ xa.

FPT.eContract sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách thay đổi chữ ký số trên Thuế Điện Tử trong bài viết này,.

Vì sao cần thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử?

Doanh nghiệp hiện nay có thể kê khai và nộp thuế trên trang Thuế Điện Tử. Trong quá trình thực hiện, người đại diện cho doanh nghiệp cần dùng đến chữ ký số. Trường hợp bố trí nhân viên khác thực hiện công tác liên quan đến thuế, doanh nghiệp cần thay đổi chữ ký số.

Ngoài ra, việc thay đổi chữ ký số còn được áp dụng khi doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

thay-doi-chu-ky-so-treng-trang-thue-dien-tu
Doanh nghiệp cần dùng đến chữ ký số khi kê khai, nộp thuế trên trang Thuế Điện Tử

Hướng dẫn thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử và Thuế Việt Nam

Sau đây là phần hướng dẫn chi tiết cách thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử và trang Thuế Việt Nam.

Thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử

Bước 1: Bạn kết nối USB với máy tính.

Bước 2: Truy cập trang thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn/.

Bước 3: Trong giao diện làm việc chính của trang Thuế Điện Tử, bạn chọn mục “Doanh nghiệp” tại khu vực “Hệ thống Thuế Điện Tử”. 

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Chọn mục “Doanh nghiệp”

Bước 4: Bấm “Đăng nhập” để bắt đầu đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trên trang Thuế Điện Tử.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Bấm “Đăng nhập”

Bước 5: Nhập chính xác tên đăng nhập, mật khẩu, lựa chọn đối tượng, nhập mã xác nhận và bấm “Đăng nhập”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Cung cấp thông tin đăng nhập

Bước 6: Sau khi đăng nhập thành công, bạn lần lượt chọn phần “Quản lý tài khoản”“Thay đổi thông tin dịch vụ”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Chọn phần “Quản lý tài khoản” và “Thay đổi thông tin dịch vụ”

Bước 7: Tại cửa sổ “Dịch vụ – Khai Thuế Điện Tử”, bạn chọn mục “Thay đổi thông tin dịch vụ” và chọn các phần thông tin cần thay đổi.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Mục thông tin cơ bản khách hàng có thể thay đổi

Bước 8: Trường hợp cần thay đổi chứng thư số, bạn bấm “Thay đổi CKS” và bấm “Tiếp tục”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Bấm “Thay đổi CKS” và bấm “Tiếp tục”

Bước 9: Khi một cửa sổ nhỏ “NTDT” hiển thị trên màn hình, bạn nhập chính xác mã PIN và bấm “Chấp nhận”. 

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Nhập chính xác mã PIN và bấm “Chấp nhận”

Bước 10: Ngay khi thông tin chứng thư cập nhật, bạn bấm “Tiếp tục” và tiến hành thay đổi chữ ký số trên trang Thuế Điện Tử.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu

Bước 11: Tại bảng thông tin vừa hiển thị, bạn bấm “Ký và gửi” và bổ sung thông tin liên quan đến chứng thư số.

Bước 12: Bạn nhập mã PIN, bấm “Chấp nhận” và bấm “OK”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Nhập mã PIN, bấm “Chấp nhận” và bấm “OK”

Bước 13: Khi màn hình hiển thị dòng chữ “Thay đổi tài khoản thành công” có nghĩa bạn đã hoàn tất quá trình thay đổi chữ ký số.

Thay đổi chữ ký số trên trang Nộp Thuế Việt Nam

Bước 1: Truy cập trang Nộp Thuế Việt Nam theo đường link https://nopthue.gdt.gov.vn/.

Bước 2: Tại giao diện làm việc chính của trang Nộp Thuế Việt Nam, bạn đăng nhập vào tài khoản để bắt đầu điều chỉnh thông tin.

Bước 3: Nếu đã đăng nhập thành công vào tài khoản, bạn lần lượt chọn phần “Tài khoản”“Thay đổi thông tin”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Lần lượt chọn “Tài khoản” và “Thay đổi thông tin”

Bước 3: Tại cửa sổ “Thay đổi thông tin người nộp thuế”, bạn chọn vào phần “Nhập lại số Serial nộp thuế”. 

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Chọn vào phần “Nhập lại số Serial nộp thuế”

Bước 4: Khi cửa sổ nhỏ “Massage from webpage” hiển thị, bạn bấm “OK”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Bấm “OK”

Bước 5: Tại cửa sổ nhỏ iHTKK, bạn nhập mã PIN và bấm “Chấp nhận”. 

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Nhập mã PIN và bấm “Chấp nhận”

Bước 6: Trong cửa sổ “Thay đổi thông tin nộp thuế”, bạn chọn ngay phần “Cập nhật”.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Chọn “Cập nhật”

Bước 7: Tại cửa sổ làm việc mới, bạn bấm “Ký và Gửi”. Sau đó, bạn bấm “OK” để xác nhận lại yêu cầu thay đổi.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Cập nhật thông tin cần thay đổi và xác nhận

Bước 8: Tiếp tục nhập mã PIN và bấm “Chấp nhận” tại cửa sổ “iHTKK”  vừa hiển thị.

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Nhập chính xác mã PIN và bấm “Chấp nhận”

Bước 9: Khi quá trình thay đổi thông tin thực hiện xong, bạn chỉ cần bấm “OK”. 

thay-doi-chu-ky-so-tren-trang-thue-dien-tu
Quá trình thay đổi thông tin hoàn tất

Quy định liên quan đến quá trình sử dụng và quản lý chữ ký số

NĐ số 130/2018/NP-CP có quy định rõ về trách nhiệm của người nhận và người ký chữ ký số. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người ký

Tại Điều 78 của nghị định quy định người thực hiện ký chữ ký số phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ trạng thái chứng thư số trước khi ký kết. Cụ thể trích dẫn luật:

  • “Kiểm trang trạng thái chứng thư số của mình trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó.
  • Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho mình trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
  • Trường hợp kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 điều này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này là không có hiệu lực, người ký không thực hiện ký số.”

Trách nhiệm của người nhận dữ liệu chữ ký số

Không chỉ người ký mà người nhận chữ ký số cũng phải có trách nhiệm kiểm tra khi nhận chữ ký. Theo đó, trước khi nhận chữ ký số từ phía người ký, bên nhận chữ ký số cần cập nhật trạng thái chứng thư số, thông tin cơ bản trên chứng thư số.

Ngoài ra, bên nhận chữ ký số còn phải xác định xem chữ ký số khởi tạo bởi khóa bí mật của người ký có đúng với khóa công khai của chứng thư số hay không (chứng thư số của người ký).

Cá nhân và doanh nghiệp hiện nay đã có thể kê khai và nộp thuế online bằng chữ ký số vô cùng dễ dàng. Cùng với hợp đồng điện tử, chữ ký số đang thúc đẩy số hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và doanh nghiệp.

Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về phần mềm hợp đồng điện tử và chữ ký số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý.

FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Cách tạo chữ ký điện tử miễn phí, đơn giản, dễ làm

Có nhiều cách tạo chữ ký điện tử đơn giản ngay trên file Word, file Excel,… Trong bài viết này, FPT.eContract sẽ tổng hợp một số phương pháp tạo chữ ký điện tử online miễn phí đơn giản, dễ dàng thực hiện chỉ trong một vài phút.

4 cách tạo chữ ký điện tử đơn giản

Dưới đây là phần hướng dẫn chi tiết 4 cách tạo chữ ký điện tử dễ thực hiện nhất.

Tạo chữ ký qua hình ảnh

Đây là cách tạo chữ ký điện tử rất đơn giản, bất kỳ ai sử dụng smartphone cũng có thể làm được.

Bước 1: Bạn ký tên thật rõ ràng lên một tờ giấy A4 để lấy hình ảnh chữ ký.

Bước 2: Tải về điện thoại phần mềm scan hình ảnh như CamScanner, TapScanner, Adobe Scan,… và sử dụng một trong các phần mềm này quét hình ảnh chữ ký vừa chụp.

Bước 3: Sau khi quét xong, bạn lưu hình ảnh chữ ký theo định dạng .PNG hoặc định dạng .JPG.

Bước 4: Bạn có thể chỉnh sửa chữ ký vừa scan sao cho thật rõ nét, kích thước phù hợp với tài liệu cần chèn chữ ký.

Bước 5: Mở file tài liệu cần ký tên và chèn chữ ký vừa chỉnh sửa.

tao-chu-ky-dien-tu
Chèn chữ ký điện tử vào file tài liệu

Tạo chữ ký trên file Word

Để tạo chữ ký điện tử trong Word, bạn hãy làm theo 4 bước hướng dẫn chi tiết sau đây.

Bước 1: Tại file Word cần ký tên, bạn lần lượt chọn “Insert” “Signature Line”.

Bước 2: Khi cửa sổ “Signature Setup” hiển thị trên màn hình, bạn cập nhật thông tin vào bảng thiết lập chữ ký. Bao gồm:

  • Mục Suggested Signer: Nhập tên của người cần ký tên vào tài liệu.
  • Suggested Signer’s Title: Thông tin liên quan đến chức vụ của người ký tên vào tài liệu.
  • Suggested Signer’s e-mail address: Nhập chính xác địa chỉ email còn hoạt động của người cần ký tên.
  • Instructions To The Signer: Nhập một dòng mô tả ngắn (chỉ dẫn cho người ký tên).

Sau khi hoàn thành 4 mục thiết lập cơ bản, bạn tick chọn vào một trong 2 dòng bên dưới rồi bấm xác nhận “OK”. Trong đó, nếu tick vào dòng đầu tiên có nghĩa người ký được phép để lại bình luận phía dưới tài liệu. Còn nếu tick chọn dòng thứ 2, ngày sẽ hiển thị ngay phía dưới ô ký tên.

cach-tao-chu-ky-dien-tu
Cập nhật thông tin trong cửa sổ Signature Setup

Bước 3: Ngay khi vừa bấm “OK” tại cửa sổ Signature Setup, chữ ký sẽ hiển thị trên file tài liệu. Lúc này, bạn bấm chuột phải vào khu vực chữ ký hiển thị và chọn “Sign”.

Bước 4: Tại cửa sổ “Sign”, bạn điền tên cần ký vào ô X hoặc chèn chữ ký hình ảnh bằng cách chọn dòng “Select image” rồi xác nhận chèn chữ ký bằng cách bấm “Sign”.

tao-chu-ky-dien-tu-online-mien-phi
Nhập tên hoặc chèn hình ảnh chữ ký vào file Word

Tạo chữ ký trên file Excel

Cách làm chữ ký điện tử trong file Excel gần tương tự như cách tạo chữ ký trong file Word.

Bước 1: Mở file tài liệu Excel bạn cần chèn chữ ký. Sau đó, lựa chọn ô muốn ký tên và chọn “Insert”.

tao-chu-ky-dien-tu-trong-word
Xác định ô cần ký tên và chọn Insert

Bước 2: Chọn “Signature Line” tại mục Insert và di chuyển xuống dòng Microsoft Office Signature Line.

tao-chu-ky-dien-tu
Bấm chọn dòng Microsoft Office Signature Line

Bước 3: Trong hộp thoại thiết lập chữ ký, bạn lần lượt hoàn thành những mục thông tin cơ bản sau:

  • Mục Suggested signer: Nhập tên của người cần ký vào tài liệu.
  • Mục Suggested signer’s title: Nhập chức danh của người ký tên vào tài liệu.
  • Mục Suggested signer’s e-mail address: Nhập địa chỉ email của người ký tên.

Tick chọn vào một trong 2 dòng phía dưới rồi bấm “OK”. Lưu ý, dòng đầu tiên là cho phép người ký tên để lại bình luận, dòng thứ 2 là ngày được hiển thị cùng chữ ký.

tạo-chu-ly-dien-tu-online
Tick chọn vào một trong 2 dòng phía dưới rồi bấm “OK”

Bước 4: Khi biểu tượng chữ X hiển thị ngay vị trí cần ký tên, bạn bấm chuột phải vào vị trí này và lựa chọn “Format Picture”.

cach-lam-chu-ky-dien-tu
Bấm chuột phải vào vị trí cần ký tên và chọn “Format Picture”

Bước 5: Điều chỉnh kích thước chữ ký trong cửa sổ “Format Picture” và một vài thông số khác rồi bấm “OK”.

cach-tao-chu-ky-dien-tu
Điều chỉnh kích thước chữ ký

Bước 6: Ngay khi bấm “OK” là chữ ký của bạn sẽ hiển thị đúng vị trí cần chèn.

Tạo chữ ký bằng một số phần mềm Online

Muốn tạo chữ ký điện tử online, bạn có thể lựa chọn nền tảng hỗ trợ như Wikici.com, Smallpdf.com. Sau đây, FPT.eContract sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chữ ký điện tử online miễn phí trên Smallpdf.com chỉ với vài thao tác đơn giản.

Bước 1: Truy cập trang chủ của Smallpdf theo đường link https://smallpdf.com/vi/sign-pdf.

Bước 2: Bấm “Chọn tệp” và chọn file tài liệu cần ký lên hệ thống của Smallpdf.

tao-chu-ky-dien-tu-online-mien-phi
Bấm “Chọn tệp” để upload file tài liệu

Bước 3: Tại khu vực màn hình bên tay phải, bạn chọn mục “Chữ ký của bạn”. Sau đó, bạn nhập tên cần ký hoặc tải hình ảnh chữ ký từ thiết bị lên.

cach-lam-chu-ly-dien-tu
Bấm chọn mục “Chữ ký của bạn”

Bước 4: Tiến hành căn chỉnh chữ ký vừa tạo sao cho phù hợp với file tài liệu cần ký tên. Nếu đã căn chỉnh xong, bạn chỉ việc bấm “Hoàn thành & Ký tên”.

tao-chu-ky-dien-tu-trong-word
Bấm “Hoàn thành & Ký tên”

Bước 5: Sau khi ký xong, bạn có thể tải tài liệu về thiết bị bằng cách bấm “Lưu giữ”. 

tao-chu-ky-dien-tu-online
Bấm “Lưu giữ”

Tạo chữ ký số an toàn bảo mật, đảm bảo pháp lý với FPT.eSign

Các cách tạo chữ ký điện tử miễn phí FPT.eContract giới thiệu trên đây vô cùng đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, loại chữ ký điện tử này không có tính bảo mật cao (Ví dụ như ảnh chữ ký của bạn có thể được copy và paste vào nhiều văn bản không thể kiểm soát), bởi vậy, chúng rất ít được sử dụng trong các hợp đồng có giá trị cao, hoặc đòi hỏi tính pháp lý chặt chẽ.

Để đảm bảo chữ ký số được pháp luật công nhận và có thể sử dụng trong các văn bản điện tử quan trọng, bạn có thể sử dụng các giải pháp chữ ký số bởi các đơn vị cung cấp chữ ký số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép, ví dụ như FPT.eSign. So với chữ ký tự tạo bằng 4 cách tạo chữ ký điện tử bên trên, chữ ký số FPT.eSign đảm bảo an toàn bảo mật tuyệt đối và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Chữ ký số FPT.eSign và phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract đang được ứng dụng tại hàng ngàn doanh nghiệp,  giúp doanh nghiệp triển khai số hóa quy trình ký kết hợp đồng một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Cập nhật cách sử dụng chữ ký số mới nhất

Khi ký kết văn bản điện tử, bạn sẽ cần dùng đến chữ ký số. Trong bài viết ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng chữ ký số USB token FPT. Vậy nếu chưa biết làm sao để khởi tạo loại chữ ký đặc biệt này, hãy theo dõi phần minh họa chi tiết sau đây.

Vì sao nên sử dụng chữ ký số?

Trước khi hướng dẫn sử dụng chữ ký số, FPT.eContract sẽ phân tích một vài lợi ích khi ứng dụng chữ ký số vào quy trình ký kết.

Bảo mật thông tin

Mỗi chữ ký số chỉ đại diện cho một chủ thể duy nhất (cá nhân hoặc tổ chức). Tại mỗi thời điểm ký kết, chỉ người ký giữ khóa bí mật. Nhờ đó, tình trạng chữ ký bị sử dụng trái phép sẽ được hạn chế tối đa. Và vì chỉ người ký biết thông tin trong hợp đồng nên hợp đồng hoặc văn bản điện tử bất kỳ luôn được bảo mật tốt.

Ngăn chặn tình trạng giả mạo chữ ký

Chữ ký điện tử rất khó bị giả mạo. Bởi mỗi chữ ký thường bao gồm khóa bí mật và khóa công khai. Trong đó, khóa bí mật tương tự như mật khẩu đăng nhập, chỉ người sử dụng chữ ký biết. Còn khóa công khai lại tương ứng với chứng thư điện tử, hỗ trợ quá trình xác thực danh tính người ký.

cach-su-dung-chu-ky-so
Chữ ký số gần như không thể bị làm giả

Hỗ trợ xác định nguồn gốc hợp đồng

Muốn xác định thời điểm ký kết, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, người ta có thể dựa vào chữ ký số. Mọi dữ liệu liên quan đến hoạt động ký kết đều có trên hệ thống quản lý của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký.

Mặt khác, một khi đã được ký kết thì chữ ký số gần như không thể thay đổi. Dựa vào tính chất này, phía cơ quan phân xử tranh chấp có thể xác định nguồn gốc hợp đồng, đảm bảo lợi ích cho từng bên.

Tiết kiệm thời gian cho các bên

Khi áp dụng chữ ký điện tử, bạn không cần phải tốn công đi lại in ấn văn bản, trực tiếp đến nơi ký kết như trước. Qua thiết bị kết nối Internet và tài khoản sử dụng đã đăng ký với đơn vị chứng thực, bạn có thể ký kết các văn bản điện tử tại bất kỳ đâu bằng chữ ký số, quá đó cũng giúp tiết kiệm thời gian.

Cách sử dụng chữ ký số USB Token của FPT

Nếu vẫn chưa biết sử dụng chữ ký số như thế nào, bạn có thể tham khảo qua phần hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Khi đăng ký chữ ký số FPT, khách hàng sẽ được cung cấp một USB Token. Để bắt đầu sử dụng, bạn cần kết nối USB này với máy tính.

Bước 2: Nếu đã kết nối thành công USB, bạn hãy click vào file Setup và bấm “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.

huong-dan-su-dung-chu-ky-so
Bắt đầu cài đặt

Bước 3: Tiếp tục bấm “OK” là chương trình sẽ tự động cài đặt.

huong-dan-su-dung-chu-ky-so
Tiếp tục bấm “OK” để chương trình tự động cài đặt

Bước 4: Nếu chương trình đã cài đặt xong, bạn bấm “Finish” để chuyển sang bước tiếp theo.

cach-dung-chu-ky-so
Bấm “Finish” nếu chương trình đã cài đặt xong

Bước 5: Hệ thống thường mặc định mã PIN cho tất cả người dùng là 12345678. Trước khi sử dụng, bạn cần đổi mã PIN. Cụ thể, bạn lần lượt chọn “Đổi tên PKI Token” “Tên mới”.

su-dung-chu-ky-so-nhu-the-nao
Lần lượt chọn “Đổi tên PKI Token” và “Tên mới”

Bước 6: Nhập mã PIN cũ và mã PIN mới vào các theo ô theo yêu cầu rồi bấm “Chấp nhận” để xác nhận thay đổi mã PIN.

cach-su-dung-chu-ky-so
Thay đổi mã PIN

Bước 7: Sau khi thay đổi mã PIN, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ mục trong chứng thư số. Bao gồm khóa bí mật và khóa công khai hỗ trợ khởi tạo chữ ký số, cùng với đó là mã dữ liệu.

huong-dan-su-dung-chu-ky-so
Kiểm tra thông tin trong phần “Quản trị chứng thư số”

Lưu ý khi sử dụng chữ ký số

Ngoài tìm hiểu cách dùng chữ ký số, bạn nên chú ý đến cả khâu quản lý, bảo mật. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ.

  • Không tiết lộ khóa bí mật cho bất kỳ ai: Khóa bí mật được sử dụng khi tạo chữ ký số trên văn bản điện tử. Chính vì thế nếu muốn tránh tình trạng người khác sử dụng chữ ký số trái phép, bạn phải bảo mật thông tin liên quan đến khóa bí mật, không đăng nhập trên thiết bị lạ.
  • Đổi mật khẩu mặc định: Mật khẩu mặc định rất dễ đoán. Trước khi sử dụng trước chữ ký số lần đầu, bạn nên đổi mật khẩu hay mã PIN nếu muốn bảo vệ tài khoản tốt hơn.
  • Chú ý gia hạn theo định kỳ: Bạn cần thường xuyên đăng nhập vào tài khoản và kiểm tra thời hạn sử dụng của chữ ký, gia hạn kịp thời, để quá trình sử dụng không bị gián đoạn.

Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử và ký số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.