Quy định mới nhất về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền. Vậy cần hiểu một cách chính xác hợp đồng nhượng quyền là gì? Nội dung cơ bản trong văn bản giao kết này phải đầy đủ những thông tin nào? Bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhé!

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại đơn giản là giao kết thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền khai thác thương mại nhãn hiệu, thương hiệu nào đó.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền tự triển khai kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu thuộc sở hữu của bên nhượng quyền.

2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tương tự như phần lớn hợp đồng giao dịch thương mại khác, hợp đồng nhượng quyền phải đầy đủ nội dung liên quan đến các bên.

  • Thông tin bên nhượng quyền: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, mã số thuế, tên người đại diện pháp nhân và chức vụ cụ thể.
  • Thông tin bên nhận quyền: Họ tên hoặc tên người đại diện pháp nhân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, mã số CMND/CCCD.
  • Phần giải thích thuật ngữ chuyên ngành: Cần giải nghĩa chi tiết từng thuật ngữ liên quan đến nhãn hiệu nhượng quyền.
  • Đối tượng của hợp đồng: Chính là thương hiệu hay nhãn hiệu nhượng quyền cho bên nhận quyền.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: Phần nội dung này phải thật chi tiết, theo thỏa thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tuân thủ pháp luật.
  • Một số nội dung khác: Thời gian và địa điểm khởi tạo hợp đồng, giá trị hợp đồng, thời gian và phương thức thanh toán, điều khoản phạt vi phạm.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Thông tin về chủ đề hợp đồng phải đầy đủ 

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia hợp đồng

Luật Thương Mại năm 2005 có quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia vào hợp đồng nhượng quyền.

3.1. Quyền lợi

Theo Điều 286 Luật Thương Mại năm 2005, quyền lợi của bên nhượng quyền và bên nhận quyền được quy định rất rõ.

Quyền lợi của bên nhượng quyền

Nếu cả 2 bên không có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền thương mại sẽ hưởng những quyền lợi cơ bản sau:

  • Nhận đầy đủ tiền nhượng quyền theo cam kết hợp đồng.
  • Có thể triển khai quảng cáo cho hệ thống đại lý nhận quyền thương mại.
  • Được phép kiểm tra định kỳ, giám sát hoạt động của bên nhận quyền nhằm duy trì sự thống nhất về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.

Quyền lợi của bên nhận quyền

Về phía bên nhận quyền thương mại, quyền lợi sẽ dựa theo căn cứ tại Điều 228 Luật Thương Mại năm 2005.

  • Yêu cầu bên nhượng quyền thương mại cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để triển khai hoạt động kinh doanh.
  • Hưởng quyền bình đẳng như tất cả các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống đại lý nhận quyền.

3.2. Nghĩa vụ

Song song với quyền lợi là nghĩa vụ mà cả hai bên phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng nhượng quyền.

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005, bên nhượng quyền thương mại cần thực thi đầy đủ nghĩa vụ sau đây.

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền cho đối tác nhận quyền.
  • Hỗ trợ đào tạo trong giai đoạn đầu và cập nhật kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
  • Hỗ trợ khâu thiết kế, lựa chọn địa điểm đặt đại lý nhượng quyền phù hợp cho bên nhận quyền.
  • Thực hiện hỗ trợ bình đẳng cho tất cả đối tác nhận quyền thương mại trong cùng hệ thống.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn cho bên nhận quyền

Nghĩa vụ của bên nhận quyền

Theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005, bên nhận quyền thương mại cần thực thi các nghĩa vụ sau đây.

  • Thanh toán đầy đủ tiền cho bên nhượng quyền thương mại theo cam kết.
  • Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của bên nhượng quyền.
  • Đồng ý để bên nhượng quyền giám sát hoạt động, tuân thủ yêu cầu về thiết kế và địa điểm.
  • Giữ bí mật công thức kinh doanh được bên nhượng quyền cung cấp. Kể cả khi hợp đồng chấm dứt, bên nhận quyền vẫn phải giữ bí mật công thức.
  • Khi chấm dứt hợp đồng, bên nhận quyền không được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền vào mục đích kinh doanh.
  • Duy trì hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với các đại lý trong cùng hệ thống nhượng quyền.
  • Tuyệt đối không nhượng quyền khai thác thương hiệu cho bên thứ 3 nếu chưa được bên nhượng quyền cho phép.

4. Quy định về thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Sau đây là phần cập nhật về thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

4.1. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền được quy định cụ thể trong Điều 13 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Tất cả các bên tham gia sẽ thỏa thuận về thời hạn của đồng nhượng quyền.
  • Hợp đồng nhượng quyền có thể kết thúc trước thời hạn (trường trường hợp theo quy định trong Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Hợp đồng nhượng quyền thường bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hai bên ký kết

4.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Thông thường, hợp đồng nhượng quyền chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm các bên chính thức ký kết. Nếu hợp đồng có điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn hợp đồng sẽ phụ thuộc vào quy định của cơ quan chuyên về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

5. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Dưới đây là mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bạn có thể tham khảo:

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại kèm link download

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam, ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Phần mềm này được xem như chìa khóa cho phép doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, giúp tiết kiệm hơn 80% thời gian, 70% chi phí.

Phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite vừa được FPT cho ra mắt vào tháng 5/2023. Bên cạnh đó, FPT vẫn triển khai nhiều gói phần mềm nâng cao, tích hợp chức năng hiện đại. Nếu có nhu cầu ứng dụng, bạn có thể tham khảo phần báo giá hợp đồng điện tử.

Hy vọng chia sẻ chia tiết trong bài viết này có thể giúp bạn cập nhật thêm thông tin về hợp đồng nhượng quyền thương mại! Nếu có nhu cầu và thắc mắc nào khác, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

NDA là gì? Nội dung cơ bản trong thỏa thuận NDA 

Để bảo vệ bí mật kinh doanh, phát minh sáng chế đang trong giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp nên triển khai thỏa thuận NDA. Vậy cần hiểu chính xác NDA là gì? Trong phần chia sẻ kiến thức dưới đây, FPT.eContract sẽ cập nhật một vài thông tin cơ bản nhất về thỏa thuận hay hợp đồng NDA.

1. Thỏa thuận NDA là gì?

NDA được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Non-Disclosure Agreement. Hiểu đơn giản thì đây là văn bản thỏa thuận bảo mật thông tin giữa ít nhất 2 bên. Theo đó, khi ký kết vào thỏa thuận này, mỗi bên không được phép chia sẻ thông tin liên quan đến tài liệu, bí mật kinh doanh hay phát minh sáng chế cho bất kỳ bên không liên quan nào.

NDA-la-gi

NDA là gì? 

Thực tế, thỏa thuận bảo mật thông tin NDA chủ yếu được triển khai ký kết giữa các doanh nghiệp hoặc cá nhân với doanh nghiệp.

2. Phân loại thỏa thuận NDA

NDA mẫu triển khai phổ biến hiện nay chia thành 3 loại hình cơ bản, bao gồm: NDA song phương, NDA đơn phương và NDA đa phương.

2.1. Thỏa thuận NDA song phương

Trong thỏa thuận bảo mật thông tin này có sự tham gia của hai bên. Trong đó, mỗi bên ký kết thỏa thuận đều phải có trách nhiệm bảo mật thông tin. Đồng thời, từng bên cũng được hưởng quyền lợi nhất định.

NDA-la-gi

Thỏa thuận NDA song phương có sự tham gia của 2 bên 

Thỏa thuận NDA song phương thường được áp dụng trong các thương vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Trong giai đoạn nghiên cứu xem xét, cả 2 bên cần giữ kín thông tin liên quan đến việc sáp nhập.

2.2. Thỏa thuận NDA đơn phương

Trong thỏa thuận NDA sẽ chỉ có một bên cung cấp thông tin cho bên còn lại. Bất kỳ bên nào tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 đều bị xem là vi phạm và phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Thỏa thuận NDA đơn phương đang triển khai phổ biến tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Theo đó, phía doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA bảo mật thông tin tài liệu, chỉ nhân viên đã ký thỏa thuận mới có quyền truy cập vào kho tài liệu bảo mật của doanh nghiệp. Nếu tiết lộ ra bên ngoài, nhân viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.3. Thỏa thuận NDA đa phương

Trong thỏa thuận NDA đa phương thường có sự tham gia của ít nhất 3 bên. Trong số này luôn có một bên làm nhiệm vụ chia sẻ thông tin cho các bên còn lại đã tham gia ký kết thỏa thuận.

Nhìn chung, thỏa thuận NDA đa phương có tính mở hơn so với dạng thỏa thuận đơn phương và song phương. Với một thỏa thuận NDA đa phương, một bên tham gia thỏa thuận sẽ chia sẻ thông tin cho những bên còn lại, doanh nghiệp lúc này không cần phải ký thêm NDA song phương hoặc đơn phương nữa.

Như vậy, NDA đa phương có thể thay thế cho thỏa thuận đơn phương hoặc song phương. Tuy vậy, vì có sự tham gia của nhiều bên nên thời gian thương thảo điều khoản thường kéo dài.

3. Nội dung cơ bản trong biên bản thỏa thuận NDA

Tùy vào từng loại hình thỏa thuận NDA, nội dung thường được điều chỉnh thay đổi. Tuy nhiên, những phần nội dung quan trọng nhất vẫn bao gồm:

  • Thông tin của tất cả các bên tham gia thỏa thuận.
  • Điều khoản khoản bảo mật thông tin của từng bên.
  • Quy định phạt vi phạm nếu các bên tham gia tiết lộ thông tin được bảo mật.
  • Tuyên bố chung về bảo mật thông tin giữa tất cả các bên tham gia.
  • Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp, chi phí bồi thường cụ thể.

NDA-la-gi

Nội dung thỏa thuận NDA phải thật chi tiết  

4. Quy trình xác lập và giám sát thực hiện thỏa thuận NDA

Sau đây là phần khái quát quy trình xác lập và giám sát thực hiện thỏa thuận NDA tại các doanh nghiệp.

4.1. Đề nghị nhân viên ký thỏa thuận NDA

Tại Điều 85 trong Bộ Luật Lao động năm 2019 có quy định “Nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.”

Bên cạnh đó, Điều 129 Khoản 5 trong cùng bộ luật cũng quy định “Nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.”

Dựa vào hai quy định trên, phía doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin NDA. Sau khi ký kết, nhân viên tuyệt đối không tiết lộ thông tin ra bên ngoài.

4.2. Triển khai bảo mật thông tin

Sau khi ký kết thỏa thuận NDA, doanh nghiệp vẫn cần triển khai bổ sung một số biện pháp bảo mật khác nhằm chắc chắn tài nguyên thông tin của doanh nghiệp không bị chia sẻ trái phép. Chẳng hạn như thiết lập hệ thống bảo mật trên mạng máy tính doanh nghiệp (chỉ một bộ phận nhân viên nào đó mới có quyền truy cập).

4.3. Tiến hành phỏng vấn nhân viên trước khi cho thôi việc

Trước khi cho một nhân viên nào đó nghỉ việc, doanh nghiệp cần triển khai phỏng vấn, thu hồi quyền truy cập tài liệu bí mật. Từ quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp có thể phần nào phỏng đoán nhân viên đó có ý định tiết lộ tài nguyên được truy cập cho đối thủ bên ngoài hay không.

4.4. Ngầm giám sát nhân viên cũ và công ty mà nhân viên đó đang làm việc

Bước giám sát này cần thực hiện khéo léo nhằm xác định nhân viên sau khi nghỉ việc có vi phạm thỏa thuận NDA đã ký kết hay không.

5. Mẫu biên bản thỏa thuận NDA

Biên bản thỏa thuận NDA phải tạo đầy đủ thông tin giữa các bên. Cùng vào đó là chi tiết điều khoản bảo mật và hình thức phạt nếu vi phạm. Nếu chưa biết cách soạn thảo loại hình văn bản này, bạn hãy tham khảo mẫu sau đây.

Mẫu thỏa thuận NDA kèm link download

6. Ký NDA bằng phương pháp điện tử

Thỏa thuận NDA hiện nay có thể được ký kết bằng phương pháp điện tử. Các bên tham gia không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần xác nhận bằng chữ ký số. Văn bản NDA ký kết sau đó sẽ được lưu trữ trên một hệ thống bảo mật riêng, đảm bảo những bên không liên quan không thể truy cập, thu nhập thông tin trái phép.

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang là sự lựa chọn của hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của giải pháp tiên tiến này, quy trình ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp đều được số hóa, tiết giảm hơn 70% chi phí, nâng cao rõ rệt hiệu quả quản lý.

NDA-la-gi

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu

Nếu có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét lựa chọn các gói phần mềm phù hợp.

Từ tháng 5/2023, FPT chính thức ra mắt thị trường phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite. Đây là giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đơn giản hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng.

Từ chia sẻ chi tiết trên đây, bạn chắc hẳn đã hiểu chính xác thỏa NDA là gì. Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi!

[Giải đáp] Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? 

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một cụm từ khá xa lạ, không thường gặp trong những giao dịch ký kết hợp đồng thông thường. Thế nhưng, đây lại là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cho bên nhận quyền lợi. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Khi nào cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Muốn hiểu chính xác bảo lãnh hợp đồng là gì, bạn cần nắm rõ khái niệm, phạm vi thực hiện và mối quan hệ giữa 3 chủ thể tham gia bảo lãnh.

1.1. Khái niệm

Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Bao-lanh-thuc-hien-hop-dong-la-gi

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? 

Đó là định nghĩa chung về hoạt động bảo lãnh. Còn bảo lãnh thực hiện hợp đồng hiểu đơn giản là việc bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho bên ký kết thực thi điều khoản hợp đồng thực hiện với bên nhận quyền lợi.

1.2. Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi thực hiện bảo lãnh hợp đồng được quy định chi tiết Điều 336 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

  • “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

1.3. Quan hệ giữa các bên

Hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng luôn có sự tham gia của 3 chủ thể chính. Bao gồm:

  • Bên được bảo lãnh (chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ)
  • Bên bảo lãnh (chủ thể đứng ra bảo lãnh cho bên cần thực hiện nghĩa vụ)
  • Bên nhận bảo lãnh (chính là bên có quyền lợi)

Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay. Trường hợp chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực thi trách nhiệm.

Nếu bên được bảo lãnh có khả năng bù trừ nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ.

2. Quy định về thực hiện bảo lãnh hợp đồng

Theo quy định chi tiết tại Điều 44 của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường phát sinh trong những trường hợp dưới đây:

  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đúng trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
  • Bên được bảo lãnh không có khả năng thực thi nghĩa vụ theo cam kết.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Bao-lanh-thuc-hien-hop-dong-la-gi

Bảo lãnh hợp đồng phát sinh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ

Nếu hoạt động bảo lãnh phát sinh trong những trường hợp kể thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh.

Ngoài ra, bên đứng ra bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu nhận thấy điều kiện mà bên nhận bảo lãnh đưa ra không phù hợp.

Bên đứng ra bảo lãnh cần thông báo cho bên được bảo lãnh sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận quyền lợi.

3. Quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

Điều 343 trong Luật Dân Sự năm 2015, quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng có đề cập khá chi tiết. Cụ thể:

  • Chấm dứt thỏa thuận: Thực hiện trong trường hợp tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm với bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra, chấm dứt bảo lãnh còn có thể thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Về cơ bản, biện pháp bảo lãnh luôn phát sinh đồng thời cùng nghĩa vụ. Vậy nên, nếu hợp đồng không còn hiệu lực, hợp đồng bảo lãnh cũng tự động chấm dứt.
  • Thay thế bằng biện pháp bảo lãnh mới: Nếu các bên tham gia thống nhất hủy bỏ hợp đồng, nghĩa vụ bảo lãnh đối với hợp đồng đó sẽ chấm dứt. Lúc này, biện pháp bảo lãnh cũ có thể thay thế bằng biện pháp mới theo thỏa thuận của cả 3 bên.
  • Bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết: Nếu bên bảo lãnh đã hoàn tất cả nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, trách nhiệm bảo lãnh sẽ chấm dứt từ đây.
  • Các bên đồng thuận chấm dứt bảo lãnh: Cả 3 bên có thể thỏa thuận, đi đến thống nhất chấm dứt bảo lãnh. Mọi thỏa thuận giữa các bên cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do trao đổi, không bên nào bị ép buộc.

Bao-lanh-thuc-hien-hop-dong-la-gi

Các bên có thể tự thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

4. Mẫu biên bản bảo lãnh hợp đồng

Biên bản bảo lãnh hợp đồng cần trình bày theo đúng thể thức. Trong đó, thông tin giữa các bên liên quan phải đảm bảo chính xác, điều khoản bảo lãnh đúng quy định pháp luật. Nếu chưa biết cách soạn thảo biên bản bảo lãnh hợp đồng, bạn hãy tham khảo mẫu biên bản sau đây.

Mẫu biên bản thực hiện bảo lãnh hợp đồng kèm link download

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang ứng dụng rộng rãi tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Đây là giải pháp phần mềm phát triển bởi tập đoàn FPT, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai văn phòng không giấy tờ, số hóa quy trình ký kết hợp đồng.

FPT.eContract được cấp các chứng chỉ bảo mật cấp cao từ nhiều tổ chức uy tín. Hợp đồng khởi tạo từ hệ thống phần mềm này đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng ký kết.

Trong tháng 5/2023, FPT đã chính thức giới thiệu bản FPT.eContract Lite miễn phí. Bên cạnh đó, FPT vẫn duy trì nhiều gói phần mềm trả phí với các tính năng nâng cao. Nếu đang cần triển khai ứng dụng, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Rất hy vọng sau khi tham khảo phần chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu một cách chính xác bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì. Nếu muốn nhận tư vấn chi tiết và demo miễn phí, bạn hãy liên hệ với chúng tôi!

Hợp đồng li xăng là gì? Cập nhật quy định mới nhất 

Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện nhượng quyền nhãn hiệu, các bên thường phải triển khai ký kết hợp đồng li xăng. Vậy hợp đồng li xăng là gì? Quy định về loại hình hợp đồng này cụ thể ra sao?

1. Hợp đồng li xăng là gì?

Trong mục đầu tiên của bài viết về chủ đề hợp đồng li xăng là gì, FPT.eContract sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm và phân loại hợp đồng này.

1.1. Khái niệm

Muốn hiểu chính xác khái niệm hợp đồng li xăng, bạn cần tham khảo chi tiết quy định tại Mục 2 Chương 10 Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, hợp đồng li xăng được định nghĩa cụ thể như sau:

“Hợp đồng Li xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng – Hay hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng như quyền sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.”

hop-dong-li-xang-la-gi

Hợp đồng li xăng là gì?

Lưu ý, tên gọi của hàng hóa, nhãn hiệu mang yếu tố nguồn gốc, đặc trưng địa lý tại từng quốc gia không nằm trong danh sách đối tượng của hợp đồng li xăng.

1.2. Phân loại

Theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng li xăng được chia thành 3 loại hình hợp đồng cơ bản. Bao gồm:

  • Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển giao chỉ chuyển giao nhãn hiệu cho một bên trong cùng một thời điểm. Chỉ khi được phép của bên nhận chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng mới có thể tiếp tục chuyển giao nhãn hiệu cho bên thứ ba.
  • Hợp đồng không độc quyền: Bên chuyển giao được phép chuyển giao nhãn hiệu cho nhiều bên. Các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có quyền lợi đối với nhãn hiệu nhận chuyển giao.
  • Hợp đồng thứ cấp: Bên nhận chuyển giao nhận chuyển giao nhãn hiệu thông qua một hợp đồng gián tiếp khác.

Bên cạnh đó, hợp đồng li xăng còn được phân loại theo dạng hợp đồng tự nguyện và hợp đồng bắt buộc. Cụ thể:

  • Hợp đồng tự nguyện: Là loại hình hợp đồng mà giao kết chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Hợp đồng bắt buộc: Là loại hình hợp đồng mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải chuyển nhượng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Hợp đồng li xăng bắt buộc chủ yếu triển khai trong lĩnh vực đặc thù như quốc phòng, giáo dục, y tế,.. liên quan mật thiết đến sự phát triển của một quốc gia.

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng li xăng

Nội dung cơ bản trong mỗi hợp đồng li xăng phải tuân thủ quy định trong điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Trong đó, các nội dung quan trọng nhất bao gồm:

  • Thông tin bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng (tên, địa chỉ).
  • Điều khoản chuyển giao nhãn hiệu.
  • Loại hình hợp đồng cụ thể.
  • Phạm vi thực hiện chuyển giao (giới hạn quyền sở hữu nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ hay không).
  • Thời hạn của hợp đồng chuyển giao.
  • Giá trị chuyển giao nhãn hiệu.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Phương thức chấm dứt hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).

hop-dong-li-xang-la-gi

Thông tin trong hợp đồng li xăng phải đầy đủ 

Điều khoản trong hợp đồng li xăng cần đảm bảo không hạn chế quyền lợi hoạt động, sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển giao.

3. Quy định về đối tượng và hiệu lực hợp đồng li xăng

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định chi tiết về đối tượng và hiệu lực của hợp đồng li xăng.

3.1. Quy định về đối tượng

Đối tượng chủ yếu của hợp đồng li xăng chính là quyền sử dụng sáng chế, thiết kế công nghiệp hoặc nhãn hiệu, bí mật ngành nghề. Trong đó, nhãn hiệu thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển giao cho cá nhân không trực thuộc tập thể sở hữu nhãn hiệu đó.

hop-dong-li-xang-la-gi

Đối tượng chủ yếu của hợp đồng li xăng là quyền sử dụng nhãn hiệu, sáng chế 

Với đối tượng là nhãn hiệu phục vụ chỉ dẫn địa lý, mang yếu tố nguồn gốc sẽ không thuộc đối tượng của hợp đồng li xăng. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng quy định này trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

3.2. Quy định về hiệu lực hợp đồng

Nội dung đề cập trong Điều 148 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và 2009 có quy định chi tiết về hiệu lực của hợp đồng li xăng. Chi tiết quy định:

  • Nếu đối tượng hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp đã được xác định quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan bảo hộ, hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm ký đăng ký tại cơ quan quản lý về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Đối với hợp đồng chuyển nhượng dựa trên thỏa thuận của các bên, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực kể từ lúc đăng ký tại cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

Nói chung, hiệu lực hợp đồng li xăng phụ thuộc theo thỏa thuận của tất cả các bên tham gia. Trường hợp có sự tham gia của bên thứ ba, hợp đồng cần phải được đăng ký tại cơ quan chuyên về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

4. Mẫu hợp đồng li xăng

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng li xăng, bạn phải chú ý bổ sung đầy đủ thông tin cần thiết nhất. Bao gồm thông tin về chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng hợp đồng và một vài điều khoản liên quan. Nếu chưa biết cách soạn thảo chi tiết hợp đồng li xăng, bạn có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng dưới đây.

Mẫu hợp đồng li xăng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu

FPT.eContract vừa tổng hợp một vài thông tin cần biết về hợp đồng li xăng. Mong rằng phần chia sẻ này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi hợp đồng li xăng là gì.

FPT.eContract – phần mềm hợp đồng điện tử tiên tiến đang ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Giải pháp phần mềm này được tích hợp nhiều tính năng hiện đại, cho phép doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng một cách thuận lợi.

hop-dong-li-xang-la-gi

FPT.eContract – giải pháp tối ưu hóa quy trình ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết thông qua sự hỗ trợ của FPT.eContract có đầy đủ giá trị pháp lý. Trường hợp xảy ra tranh chấp, thông tin trong hợp đồng chính là căn cứ giúp cơ quan thẩm quyền phân xử đúng sai.

Trong tháng 5/2023, FPT đã cho ra mắt bản FPT.eContract Lite miễn phí, cho phép người dùng khởi tạo hợp đồng không giới hạn số lượng và thời gian. Bên cạnh đó, FPT vẫn duy trì các gói phần mềm trả phí tích hợp chức năng nâng cao. Nếu đang có nhu cầu ứng dụng, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử. Nếu cần tìm hiểu chi tiết về giải pháp phần mềm FPT.eContract, demo miễn phí, bạn hãy liên hệ với chúng tôi.

Tải miễn phí eBook “Tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử”

Từ thực tế rằng một phần các doanh nghiệp vẫn ngần ngại về vấn đề pháp lý của việc giao kết hợp đồng lao động điện tử, FPT IS đã ghi nhận, tổng hợp những băn khoăn về vấn đề pháp lý và cách ký kết điện tử để giải đáp trong eBook “Tính pháp lý về Hợp đồng lao động điện tử“.

Đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích với đầy đủ các thông tin được các chuyên gia hàng đầu về Luật, Chính sách và Công nghệ tư vấn cho những doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi sang phương thức điện tử để ký hợp đồng lao động.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA EBOOK

eBook sẽ bao gồm 4 nội dung chính, giải đáp băn khoăn về:

  • Các vấn đề pháp lý
  • Các hình thức ký kết Hợp đồng lao động điện tử
  • Bảo mật và lưu trữ
  • Ứng dụng thực tế của Hợp đồng lao động điện tử cho Tiki và 30Shine

ĐIỂM THU HÚT Ở BẢN EBOOK LẦN NÀY

Từ hội thảo “Hợp đồng lao động điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động: từ pháp lý đến thực thi”, FPT IS đã ghi nhận hơn 150 câu hỏi gửi đến về tính pháp lý, cách thức ký hay xác thực sau ký của hợp đồng lao động điện tử. Những vướng mắc từ phía doanh nghiệp và người lao động sẽ được giải đáp chi tiết bởi các chuyên gia đầu ngành:

  • Ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  • Bà Dương Tiếng Thu, Luật sư thành viên cấp cao, Công ty Luật Phước & Partners
  • Ông Lương Xuân Linh, Phó Quản Lý Hệ Thống Phần Mềm Nhân Sự, CTCP Tiki
  • Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng phòng HCNS, CTCP Thương Mại Dịch Vụ 30Shine
  • Ông Nguyễn Tá Anh, PGĐ TT Dịch vụ điện tử FPT, FPT IS

Với kiến thức chuyên sâu từ chuyên gia, những thông tin được tư vấn sẽ có tính ứng dụng cao, giải quyết được những trở ngại thực tiễn mà doanh nghiệp đang gặp phải và cung cấp kiến thức với case study.

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ

Đặc biệt, FPT IS xin được gửi tài liệu hoàn toàn miễn phí đến các doanh nghiệp đang quan tâm đến giải pháp số hóa quy trình ký kết hợp đồng lao động. Hãy điền thông tin ở form đăng ký bên dưới, eBook sẽ được gửi đến quý doanh nghiệp trong vòng 24h!

Để cập nhật những thông tin mới nhất về luật, nghị định và Hợp đồng điện tử, đừng quên follow fanpage https://www.facebook.com/FPT.eContract và nhận tư vấn nhé!






    > Chính sách Bảo mật dữ liệu cá nhân

    Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ mới nhất

    Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ có lẽ không còn xa lạ với những ai làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ. Khi ký kết vào hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin, bạn tuyệt đối không tiết lộ thông tin được quy định trong hợp đồng hay thỏa thuận với bất kỳ bên không liên quan nào.

    1. Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ là gì?

    Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ là một dạng thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý, thể hiện theo hai ngôn ngữ khác nhau trên cùng một văn bản. Hợp đồng này nhằm mục đích xác lập mối quan hệ tin cậy giữa hai hoặc nhiều chủ thể đến từ 2 quốc gia.

    hop-dong-bao-mat-thong-tin-song-ngu

    Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ được thể hiện theo 2 ngôn ngữ trên cùng một văn bản

    Một khi đã ký kết hợp đồng bảo mật thông tin, bên được chia sẻ thông tin phải cam kết giữ bí mật thông tin, không tiết lộ với bất kỳ bên không liên quan nào.

    Từng mục nội dung trong hợp đồng được soạn thảo song song bằng 2 ngôn ngữ. Chẳng hạn như tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Việt,.. tùy vào từng chủ thể, đối tượng tham gia ký kết.

    2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ

    Nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ cũng tương tự như văn bản bảo mật thông tin thông thường. Trong quá trình thực hiện giao kết thương mại, tiến hành chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư,… các bên tham gia có thể triển khai thỏa thuận bảo mật thông tin, với một số nội dung cơ bản dưới đây:

    • Đối tượng cần bảo mật: chẳng hạn như công thức điều chế sản phẩm, danh sách khách hàng bí mật, phát minh sáng chế độc quyền, tài liệu nội bộ,…
    • Quyền và nghĩa vụ của từng bên: Cần có điều khoản chi tiết về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bên chia sẻ thông tin và bên được chia sẻ thông tin.
    • Thời hạn bảo mật thông tin do các bên tự thỏa thuận. Ví dụ: thời hạn bảo mật thông tin có thể là đến khi kết thúc hợp đồng hoặc đến khi thông tin bảo mật được công bố rộng rãi.
    • Điều khoản xử phạt, bồi thường theo quy định pháp luật áp dụng trong từng ngành nghề: Trường hợp vi phạm điều khoản bảo mật, bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định.
    • Điều khoản miễn trừ trách nhiệm: Trong một vài trường hợp đặc biệt, bên được chia sẻ thông tin bảo mật sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thông tin bị lộ. Trường hợp bất khả kháng ở đây có thể là thiên tai, hỏa hoạn khiến tài liệu tuyệt mật bị lộ ra bên ngoài.

    hop-dong-bao-mat-thong-tin-song-ngu

    Nội dung trong mỗi bản thỏa thuận bảo mật thông tin phải đầy đủ 

    Nói chung, tùy theo từng trường hợp áp dụng cụ thể, các bên liên quan có thể soạn thảo nội dung thỏa thuận bảo mật thông tin sao cho phù hợp, tuân thủ quy định của từng ngành nghề và quy định pháp luật.

    3. Trường hợp nào cần áp dụng hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ?

    Hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin song ngữ có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Cụ thể như:

    • Nhân viên làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, giữ chức vụ quan trọng, được quyền tiếp cận với tài liệu mật, cần cam kết không chia sẻ ra bên ngoài.
    • Doanh nghiệp, tổ chức đến từ hai quốc gia tham gia thỏa thuận hợp tác, sáp nhập không muốn tiết lộ thông tin ra bên ngoài khi chưa hoàn tất.
    • Khi tổ chức, cá nhân cần chia sẻ bí mật thương mại, sáng chế độc quyền cho tổ chức hoặc cá nhân đến từ những quốc gia khác.

    hop-dong-bao-mat-thong-tin-song-ngu

    Thỏa thuận bảo mật thông tin song ngữ cần áp dụng trong nhiều trường hợp

    4. Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ mới nhất

    Đặc điểm của hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin song ngữ là nội dung điều khoản luôn được thể hiện bằng hai ngôn ngữ trên cùng văn bản, hỗ trợ các bên liên quan đều có thể hiểu và thực hiện đúng cam kết.

    Trong quá trình soạn thảo, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp để đảm bảo nội dung hợp đồng không bị sai lệch. Sau đây là một mẫu hợp đồng bảo mật thông tin Việt – Anh kèm link download.

    Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin Việt – Anh

    Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các giải pháp, nền tảng số thông minh, hợp đồng bảo mật thông tin có thể được ký kết trực tuyến, tiết kiệm thời gian cho đôi bên. Trong đó, FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử mang tính tiên phong tại Việt Nam, phát triển bởi Tập đoàn FPT.

    hop-dong-bao-mat-thong-tin-song-ngu

    Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract 

    Hợp đồng khởi tạo bởi FPT.eContract luôn đảm bảo đầy đủ giá trị pháp lý. Bởi FPT chính là một trong 5 đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

    FPT.eContract đã và đang tham gia hiệu quả và quá trình số hóa quy trình ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp. Khi ứng dụng giải pháp này, phía doanh nghiệp sẽ nhận lại nhiều lợi ích như:

    • Tiết kiệm 80% thời gian triển khai chi kết hợp đồng.
    • Tiết kiệm 70% chi phí cho khâu lưu trữ tài liệu.
    • Bảo mật thông tin hiệu quả cho tất cả các bên tham gia ký kết.
    • Tiến nhanh đến mô hình văn phòng không giấy tờ.

    Nếu cần ứng dụng FPT.eContract, bạn có thể tham khảo phần báo giá hợp đồng điện tử để xem xét lựa chọn các gói phần mềm phù hợp.

    Ngoài các gói phần mềm trả phí, FPT cũng đã giới thiệu bản miễn phí FPT.eContract Lite vào tháng 5/2023 vừa qua. Đây là giải pháp lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu triển khai ký kết hợp đồng điện tử.

    Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ là thỏa thuận bảo mật ký kết bởi hai hoặc nhiều bên. Trên cùng một văn bản hợp đồng, các điều khoản luôn được thể hiện theo hai ngôn ngữ. Dạng văn bản hợp đồng này thích hợp ứng dụng trong nhiều trường hợp. Hy vọng rằng chia sẻ chi tiết trên đây của FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của dạng hợp đồng này! Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi! 

    >>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

    Phụ lục hợp đồng song ngữ là gì? Mẫu tham khảo mới nhất

    Trước sự hội nhập kinh tế toàn cầu, giao thương thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác cũng ngày một sôi động. Trong quá trình thực hiện giao dịch, hợp tác, mỗi bên đều phải làm hợp đồng kèm phụ lục hợp hợp song ngữ.

    Vậy phụ lục hợp đồng song ngữ là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và cập nhật mẫu phụ lục hợp đồng viết bằng 2 ngôn ngữ mới nhất.

    1. Phụ lục hợp đồng song ngữ là gì?

    Phụ lục hợp đồng song ngữ là văn bản kèm theo của hợp đồng song ngữ. Trên cùng một văn bản phụ lục hợp đồng, nội dung luôn được thể hiện bằng hai ngôn ngữ. Ví dụ như tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung,… tùy vào hai ngôn ngữ thể hiện trong hợp đồng chính.

    phu-luc-hop-dong-song-ngu

    Phụ lục hợp đồng song ngữ được thể hiện bằng hai ngôn ngữ trên cùng một văn bản

    Tương tự như phụ lục thông thường, phụ lục song ngữ sẽ hỗ trợ các chủ thể điều chỉnh điều khoản trong hợp đồng. Có nghĩa, mọi thay đổi điều khoản trong hợp đồng song ngữ chính đều thực hiện thông qua phụ lục. Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng tương tự như văn bản hợp đồng chính.

    2. Khi nào cần áp dụng phụ lục hợp đồng song ngữ?

    Thường thì phụ lục hợp đồng nói chung và phụ lục hợp đồng viết bằng hai ngôn ngữ nói riêng được áp dụng trong hai trường hợp cụ thể dưới đây:

    • Khi cần làm rõ một số điều khoản trong hợp đồng: Phụ lục kèm theo hợp đồng cần làm rõ, giải thích chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Qua đó, giúp tất cả các bên tham gia đều có thể hiểu và thực hiện đúng cam kết. Nội dung giải thích trong phụ lục song ngữ phải đúng với nội dung trong hợp đồng và được thể hiện bằng hai ngôn ngữ.
    • Khi cần bổ sung, chỉnh sửa điều khoản trong hợp đồng: Trường hợp cần chỉnh sửa và bổ sung điều khoản, các bên cần thực hiện thông qua phụ lục. Nội dung chỉnh sửa và bổ sung trong phụ lục song ngữ phải thể hiện bằng hai ngôn ngữ như trong hợp đồng chính.

    phu-luc-hop-dong-song-ngu

    Phụ lục hợp đồng song ngữ có thể phát sinh khi cả 2 bên cần thay đổi điều khoản

    3. Các nội dung cần có trong phụ lục hợp đồng song ngữ

    Theo quy định tại Điều 403 Luật Dân sự 2015, hiệu lực của phụ lục hợp đồng tương tự như hợp đồng vì đây là văn bản kèm theo hợp đồng chính. Như vậy, nội dung trong phụ lục cũng không được trái với hợp đồng. Quy định này cũng được áp dụng cho phụ lục hợp đồng song ngữ, soạn thảo theo quy định pháp luật Việt Nam.

    phu-luc-hop-dong-song-ngu

    Tham khảo nội dung trong một bản phụ lục hợp đồng song ngữ

    Một số nội dung cơ bản trong phụ lục hợp đồng nói chung hay phụ lục hợp đồng song ngữ nói riêng thường bao gồm:

    • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
    • Tên phụ lục hợp đồng.
    • Mã số và ngày lập phụ lục.
    • Thông tin của từng bên như họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ, chức vụ.
    • Nội dung điều chỉnh thay đổi hoặc giải thích điều khoản trong hợp đồng chính.
    • Điều khoản chung.
    • Chữ ký của các bên.

    Lưu ý, ứng với từng nội dung, bên soạn thảo phụ lục hợp đồng song ngữ phải thể hiện bằng hai ngôn ngữ giống như trong hợp đồng chính.

    4. Mẫu phụ lục hợp đồng song ngữ

    Phụ lục hợp đồng song ngữ là một phần không thể thiếu của hợp đồng song ngữ. Vậy nên khi soạn thảo, bạn phải chú ý ghi chi tiết nội dung theo đúng hợp đồng bằng cả hai ngôn ngữ một cách chính xác.

    Nếu chưa biết cách soạn thảo cụ thể, bạn hãy tham khảo qua hai mẫu phụ lục song ngữ sau đây.

    Hiện nay, ứng dụng hợp đồng điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu, rút ngắn thời gian triển khai ký kết cho các bên. FPT.eContract được phát triển như một phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết, xây dựng hiệu quả mô hình văn phòng không giấy tờ.

    phu-luc-hop-dong-song-ngu

    Ký kết hợp đồng nhanh chóng với sự hỗ trợ của FPT.eContract 

    Với sự hỗ trợ của FPT.eContract, thời gian triển khai ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp sẽ rút ngắn hơn 80%. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp còn có thể tiết giảm hơn 70% chi phí.

    Mỗi bản hợp đồng khởi tạo bởi FPT.eContract đều đầy đủ giá trị pháp lý, bảo mật tốt thông tin cho đôi bên. Phần mềm này đặc biệt phù hợp ứng dụng khi doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng với lao động thời vụ, triển khai trong thời gian ngắn.

    Hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đều đang ứng dụng FPT.eContract vào quá trình ký kết hợp đồng. Nếu có nhu cầu triển khai FPT.eContract nhưng chưa biết chi phí chi phí chính xác, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử mới nhất của FPT.

    Ngoài các gói phần mềm trả phí, FPT còn hỗ trợ cả bản miễn phí FPT.eContract Lite, mới ra mắt vào tháng 5/2023.

    Phụ lục hợp đồng song ngữ đơn giản là văn bản kèm theo của hợp đồng song ngữ. Loại hình văn bản này được thể hiện bằng hai ngôn ngữ, nhằm hỗ trợ các bên tham gia ký kết đều hiểu được nội dung, thực hiện đúng cam kết đã ký. FPT.eContract hy vọng rằng phần chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của phụ lục hợp đồng song ngữ! Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

    >>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

    Tổng hợp mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất

    Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hoạt động giao thương buôn bán giữa hai quốc gia vẫn diễn ra rất sôi động. Trong quá trình giao dịch, các đơn vị xuất nhập khẩu ở quốc gia này, chắc hẳn bạn sẽ cần tham khảo một số mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung.

    Phần tổng hợp sau đây, FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất.

    1. Hợp đồng song ngữ Việt – Trung là gì?

    Hợp đồng song ngữ Việt – Trung đơn giản là loại hình hợp đồng được soạn thảo bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung trên cùng một văn bản, giúp các chủ thể giao kết có thể nắm rõ nội dung của hợp đồng.

    mau-hop-dong-song-ngu-Viet-Trung

    Hợp đồng song ngữ Việt – Trung được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ trên cùng một văn bản 

    Tương tự như hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng song ngữ Việt Trung vẫn được xác lập dựa trên tinh thần tự nguyện của tất cả chủ thể giao kết. Mỗi bên trước khi ký kết hợp đồng đều có quyền tự do thỏa thuận mọi điều khoản.

    2. Khi nào cần áp dụng hợp đồng song ngữ Việt – Trung?

    Hợp đồng song ngữ Việt – Trung có thể phát sinh trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là khi giao thương thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày một phát triển thì việc sử dụng hợp đồng song ngữ cũng ngày càng cần thiết hơn. Sau đây là một vài trường hợp áp dụng cụ thể:

    • Các bên thực hiện giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc đòi hỏi phải có sự xác nhận, cam kết của từng bên.
    • Người lao động Trung Quốc làm việc hợp pháp tại Việt Nam cần làm hợp đồng với chủ sử dụng lao động.
    • Chủ thầu Trung Quốc thực hiện thi công các dự án xây dựng, công nghiệp, đầu tư vào Việt Nam.
    • Cơ quan, tổ chức giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc tiến hành hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể.

    mau-hop-dong-song-ngu-Viet-Trung

    Hợp đồng song ngữ Việt – Trung có thể phát sinh trong nhiều trường hợp

    Nói chung, hợp đồng song ngữ Việt – Trung thường phát sinh trong trường hợp chủ thể của hợp đồng có cả người Việt Nam và người Trung Quốc.

    3. Nội dung cơ bản trong hợp đồng song ngữ Việt – Trung

    Điểm khác biệt duy nhất giữa hợp đồng song ngữ Việt – Trung và hợp đồng thông thường chỉ là cách thức thể hiện ngôn ngữ trên cùng một văn bản. Theo đó, trên cùng văn bản hợp đồng song ngữ Việt – Trung, toàn bộ thông tin điều khoản đều được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

    Nội dung cơ bản trong hợp đồng song ngữ nói chung và song ngữ Việt Trung vẫn phải đầy đủ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể trích dẫn luật:

    “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

    1. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

    a) Đối tượng của hợp đồng;

    b) Số lượng, chất lượng;

    c) Giá, phương thức thanh toán;

    d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

    mau-hop-dong-song-ngu-Viet-Trung

    Nội dung trong hợp đồng song ngữ Việt – Trung vẫn phải đầy đủ chi tiết

    Ứng với từng nội dung, bên soạn thảo cần thể hiện chi tiết bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung để các chủ thể chủ đều có thể hiểu, thực thi đúng nghĩa vụ và hưởng quyền lợi theo đúng quy định.

    4. Quy định về giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của hợp đồng song ngữ

    Quy định pháp luật hiện hành không cấm cá nhân, tổ chức doanh nghiệp giao kết bằng hợp đồng song ngữ Việt – Trung. Tuy nhiên, khi nộp hợp đồng cho phía cơ quan tòa án tại Việt Nam để xử lý tranh chấp thì hợp đồng này phải dịch sang ngôn ngữ tiếng Việt kèm công chứng và chứng thực theo quy định pháp luật.

    mau-hop-dong-song-ngu-Viet-Trung

    Nếu giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, hợp đồng phải được dịch sang tiếng Việt 

    Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thường do hai bên thỏa thuận. Trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao kết phải thỏa thuận với nhau về ngôn ngữ áp dụng tại tòa án phân xử.

    Trường hợp trong hợp đồng ban đầu không quy định ngôn ngữ áp dụng giải quyết tranh chấp, cả hai ngôn ngữ trong hợp đồng đều có giá trị ngang nhau. Trong tình huống này, phía cơ quan phân xử cần sử dụng đến tất cả tài liệu, trao đổi trực tiếp với từng bên để xác định nội dung chính xác của hợp đồng đó rồi mới đưa ra quyết định.

    Nếu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam, chủ thể hợp đồng đều là cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam thì ngôn ngữ áp dụng cho hợp đồng phải là tiếng Việt.

    5. Mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất

    Để hạn chế rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng song ngữ Việt – Trung, bạn cần soạn thảo hợp đồng theo đúng quy định, thể hiện chính xác nội dung theo cả tiếng Việt và tiếng Trung. Lúc này, bạn nên nhờ đơn vị soạn thảo riêng, dịch chi tiết tất cả điều khoản tiếng Việt ra tiếng Trung hoặc ngược lại.

    Trong quá trình soạn thảo, bạn có thể tham khảo qua một vài mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung. Chẳng hạn như mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây:

    Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ Việt – Trung kèm link download 

    Các giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng hỗ trợ hiệu quả quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng song ngữ. Trong đó, FPT.eContract chính là giải pháp tiên phong, giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký hợp đồng, với những lợi ích thiết thực như:

    • Rút ngắn hơn 80% thời gian ký kết.
    • Tiết kiệm hơn 70% chi phí cho khâu in ấn, lưu trữ tài liệu.
    • Bảo mật tốt thông tin cho các bên tham gia ký kết.
    • Đảm bảo giá trị pháp lý của từng văn bản hợp đồng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

    mau-hop-dong-song-ngu-Viet-Trung

    Danh sách một số doanh nghiệp đang ứng dụng giải pháp FPT.eContract 

    FPT.eContract đang là sự lựa chọn của hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Nếu cần ứng dụng giải pháp tiên tiến này, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để xem xét lựa chọn các gói phần mềm phù hợp.

    Ngoài các gói phần mềm trả phí, FPT mới giới thiệu FPT.eContract Lite miễn phí, hỗ trợ khách hàng tạo hợp đồng không giới hạn. Nếu chưa sẵn sàng sử dụng bản trả phí, quý khách hàng hãy thử trải nghiệm FPT.eContract Lite.

    FPT.eContract vừa cập nhật mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất và các thông tin liên quan khác. Mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp ích quý khách hàng hiểu hơn về loại hợp đồng này. Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

    >>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

    Mẫu hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt mới nhất 

    Nếu từng thực hiện giao dịch xuyên quốc gia, bạn có lẽ đã tiếp xúc với hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt. Vậy nội dung trong hợp đồng mua bán song ngữ có khác hợp đồng mua bán thông thường không? FPT.eContract sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

    1. Hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt là gì?

    Hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt đơn giản là văn bản hợp đồng mua bán được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ứng với từng điều khoản, nội dung sẽ được soạn thảo song song bằng cả hai ngôn ngữ. Như vậy, cả hai chủ thể tham gia ký kết đều dễ dàng nắm bắt mọi điều khoản cho dù gặp rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp.

    hop-dong-mua-ban-song-ngu-Anh-Viet

    Hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt

    Về cơ bản, đây chính là loại hình hợp đồng mua bán, giao dịch hàng hóa trên quy mô quốc tế hoặc thực hiện giữa hai chủ thể đến từ hai quốc gia khác nhau. Ngoại trừ phần ngôn ngữ thể hiện thì hầu hết nội dung, cơ sở pháp lý của loại hình hợp đồng này tương tự như hợp đồng mua bán thông thường.

    2. Nội dung cần có trong hợp đồng mua bán song ngữ

    Xét về phần nội dung, hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt gần như không có bất kỳ điểm khác biệt nào so với hợp đồng giao dịch mua bán thường áp dụng. Trong đó, một số phần nội dung cơ bản nhất bao gồm:

    • Chủ thể của hợp đồng: Cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức kinh doanh được cấp giấy phép).
    • Đối tượng của hợp đồng: Có thể là hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể hợp đồng giao dịch.
    • Đơn giá và phương thức thanh toán: Đơn giá áp dụng cụ thể cho từng hàng hóa, dịch vụ và cách thức thanh toán chi tiết.
    • Phương thức giao, nhận hàng: Hai bên cần thống nhất địa điểm giao hàng, thời gian và phương thức giao hàng.
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Cần ghi chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia ký kết.
    • Thời hạn của hợp đồng: Do hai bên tự thỏa thuận nhưng cần tuân thủ quy định theo Điều 147-148 Bộ Luật Dân sự 2015.
    • Điều khoản về bồi thường khi vi phạm hợp đồng: Áp dụng quy định của Luật Thương mại 2005, mức bồi thường không lớn hơn 8% nghĩa vụ hợp đồng.
    • Một số điều khoản khác: Điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp, miễn trừ nghĩa vụ, chấm dứt hợp đồng.

    hop-dong-mua-ban-song-ngu-Anh-Viet

    Nội dung của hợp đồng mua bán song ngữ phải phù hợp với quy định pháp luật 

    3. Trường hợp nào cần áp dụng hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt?

    Hợp đồng song ngữ mua bán viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt phát sinh chủ yếu trong những trường hợp cụ thể sau đây:

    • Chủ thể của hợp đồng là người Việt Nam và người nước ngoài cần thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa.
    • Chủ thể người nước ngoài hoặc người Việt cung cấp dịch vụ trên quy mô quốc tế cần có văn bản pháp lý xác nhận.
    • Chủ thể người Việt Nam và người nước ngoài cần làm hợp đồng phụ bổ sung cho hợp đồng mua bán chính.

    hop-dong-mua-ban-song-ngu-Anh-Viet

    Hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt chủ yếu phát sinh trong các giao dịch xuyên quốc gia 

    Nói chung, loại hình hợp đồng này có thể áp dụng trong giao dịch mua bán có sự tham gia của người Việt và người nước ngoài. Văn bản hợp đồng ký kết có tính ràng buộc, thể hiện rõ quan hệ giữa từng chủ thể. Trường hợp xảy ra tranh chấp, hợp đồng này chính là căn cứ hỗ trợ cơ quan thẩm quyền thực hiện phân xử.

    4. Giới thiệu mẫu hợp đồng song ngữ Anh – Việt mới nhất

    Nếu chưa biết hướng soạn thảo loại hình hợp đồng mua bán song ngữ viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bạn hãy tham khảo mẫu tổng hợp mới nhất dưới đây:

    Mẫu hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt kèm link download 

    Trước sự ứng dụng rộng rãi của các phần mềm hợp đồng điện tử, quy trình ký kết hợp đồng song ngữ nói chung đã dễ dàng hơn nhiều. FPT.eContract được phát triển như một giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong, thích hợp triển khai trên mọi quy mô doanh nghiệp.

    Hiện nay, FPT.eContract đang ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam. Đây là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm 70% chi phí và 80% thời gian, thúc đẩy xây dựng mô hình văn phòng không giấy tờ. Nếu có nhu cầu triển khai FPT.eContract nhưng chưa biết chi phí chi phí chính xác, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử mới nhất của FPT.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trải nghiệm FPT.eContract Lite. Đây là bản phần mềm miễn phí, cho phép khách hàng khởi tạo hợp đồng không giới hạn, mới ra mắt hồi tháng 5/2023.

    Hợp đồng mua bán song ngữ Anh – Việt đơn giản là văn bản hợp đồng xác nhận giao dịch mua bán viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Chủ thể ở đây thường là người Việt và người nước ngoài. Hy vọng với mẫu hợp đồng tổng hợp trên đây, bạn có thể phần nào định hướng được cách soạn thảo chi tiết! Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

    >>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

    Tổng hợp mẫu hợp đồng nguyên tắc song ngữ mới nhất

    Hợp đồng nguyên tắc mang tính chất định hướng ban đầu. Chủ thể tham gia ở đây có thể đến từ một hoặc nhiều quốc gia. Trong đó, hợp đồng nguyên tắc song ngữ thường có sự tham gia của những chủ thể đến từ hai quốc gia khác nhau. Chính bởi vậy, cách thức thể hiện nội dung trong văn bản hợp đồng này cũng tương đối đặc biệt.

    1. Hợp đồng nguyên tắc song ngữ là gì?

    Hợp đồng nguyên tắc song ngữ là văn bản hợp đồng biểu thị sự thỏa thuận và chấp nhận giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ giữa các bên liên quan, mang tính chất định hướng được soạn thảo theo 2 ngôn ngữ. Có nghĩa trên cùng một văn bản hợp đồng, từng phần nội dung đều được viết song song bởi hai ngôn ngữ khác nhau. Đó có thể là tiếng Việt và một ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Hàn,… phụ thuộc vào chủ thể nước ngoài giao kết với chủ thể người Việt đến từ nước nào.

    hop-dong-nguyen-tac-song-ngu

    Nội dung của hợp đồng nguyên tắc song ngữ được thể hiện theo hai ngôn ngữ khác nhau

    Trước sự hội nhập quốc tế sâu rộng của nhiều ngành nghề, hợp đồng nguyên tắc song ngữ ngày càng phổ biến. Loại hình hợp đồng này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ giao thương buôn bán cho đến hợp tác chuyển giao công nghệ, hợp tác đa quốc gia.

    2. Khi nào cần áp dụng hợp đồng nguyên tắc song ngữ?

    Hợp đồng nguyên tắc song ngữ thường được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

    • Các bên thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa nhưng chưa thỏa thuận rõ ràng về điều khoản chi tiết, nội dung phác thảo vẫn chỉ mang tính chất định hướng chung. Chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức đến từ những quốc gia khác nhau.
    • Khi các chủ thể cần sử dụng nhiều hợp đồng có nội dung tương tự nhau để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Hợp đồng nguyên tắc lúc này giữ vai trò như bản hợp đồng chung, định hướng điều khoản cho các bên.
    • Khi một hoặc hai chủ thể cần xác nhận mối quan hệ tin cậy với bên thứ ba (thường là bên bảo lãnh).

    hop-dong-nguyen-tac-song-ngu

    Hợp đồng nguyên tắc song ngữ thường phát sinh trong giao dịch thương mại xuyên quốc gia

    Nói chung, hợp đồng nguyên tắc viết bằng hai ngôn ngữ khác nhau trên cùng một văn bản chủ yếu phát sinh khi chủ thể của hợp đồng đến từ 2 quốc gia, có sự bất đồng về ngôn ngữ.

    3. Các nội dung cơ bản trong hợp đồng nguyên tắc song ngữ

    Nội dung trong mỗi biên bản hợp đồng nguyên tắc nói chung và hợp đồng nguyên tắc song ngữ nói riêng đều tương tự nhau. Điểm khác biệt ở đây chỉ là cách thức thể hiện văn bản.

    Nội dung của hợp đồng nguyên tắc tuy không quá chi tiết nhưng vẫn phải chỉ ra được mối quan hệ, quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể. Sau đây là một số phần nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng nguyên tắc song ngữ:

    • Chủ thể tham gia hợp đồng (họ tên hoặc tên pháp nhân, địa chỉ, số điện thoại, chức danh,.. ).
    • Đối tượng cụ thể của hợp đồng (hàng hóa, dịch vụ,… ).
    • Nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của các bên.
    • Cam kết chung của các bên.
    • Phương thức phân xử, giải quyết tranh chấp.
    • Thời hạn cụ thể của hợp đồng.
    • Một số nội dung khác như: thời gian, địa điểm khởi tạo hợp đồng, đơn giá và cách thức thanh toán (áp dụng trong giao dịch thương mại).

    hop-dong-nguyen-tac-song-ngu

    Thông tin liên quan đến chủ thể hợp đồng phải đầy đủ

    Tất cả chủ thể tham gia hợp đồng đều có quyền thỏa thuận mọi điều khoản dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng. Nội dung trong hợp đồng chỉ cần đảm bảo không trái quy định pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

    4. Mẫu hợp đồng nguyên tắc song ngữ mới nhất

    Vì được soạn thảo theo hai ngôn ngữ khác nhau nên mỗi văn bản hợp đồng song ngữ thường tương đối dài. Trong quá trình soạn thảo điều khoản hợp đồng, cả hai bên phải có đội ngũ phiên dịch riêng, đảm bảo điều khoản được soạn thảo song song có nội dung giống nhau.

    Sau đây, FPT.eContract sẽ tổng hợp đến bạn mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán song ngữ Việt Anh.

    Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán song ngữ Anh – Việt 

    Ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ của các giải pháp tiên tiến như FPT.eContract, quá trình khởi tạo hợp đồng song ngữ đã trở nên đơn giản hơn. Được nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn FPT, FPT.eContract đang là một trong những phần mềm hợp đồng điện tử thu hút số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam.

    Khi ứng dụng FPT.eContract, doanh nghiệp sẽ dễ dàng triển khai số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Từ đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:

    • Tiết kiệm đến hơn 80% thời gian ký kết hợp đồng.
    • Tiết kiệm hơn 70% chi phí khâu lưu trữ tài liệu.
    • Triển khai hiệu quả mô hình văn phòng không giấy tờ.
    • Bảo mật tốt thông tin cho tất cả chủ thể ký kết hợp đồng (FPT.eContract sở hữu nhiều chứng chỉ bảo mật cấp cao).
    • Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mọi chủ thể (FPT đã được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử).

    FPT.eContract hiện là lựa chọn tin cậy của hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu đang có nhu cầu áp dụng giải pháp này nhưng còn băn khoăn về mặt chi phí, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử và để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY.

    hop-dong-nguyen-tac-song-ngu

    Danh sách doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng giải pháp FPT.eContract 

    Ngoài một số bản phần mềm trả phí tích hợp chức năng nâng cao, FPT đã sớm cho ra mắt bản Free FPT.eContract Lite vào tháng 5/2023. Phiên bản miễn phí này không giới hạn số lượng hợp đồng khởi tạo, rất phù hợp với doanh nghiệp nhỏ cần triển khai hợp đồng điện tử.

    Hợp đồng nguyên tắc song ngữ phát sinh chủ yếu trong giao dịch thương mại có sự tham gia của chủ thể người nước ngoài và người Việt. Nội dung trong hợp đồng thường thể hiện bằng tiếng Việt và một ngôn ngữ khác. Trong quá trình soạn thảo loại hình hợp đồng này, bạn cần đảm bảo mọi điều khoản viết bằng hai ngôn ngữ phải có nội dung giống nhau, tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.